2 tuyến metro tại TP.HCM có thể sẽ tiếp tục trễ do còn nhiều vướng mắc
Hiện nay tình hình giải ngân vốn đầu tư 2 tuyến metro số 1 và số 2 rất thấp theo đánh giá từ Ban Quản lý đường sắt đô thị.
Tuy nhiên, nhiều vướng mắc bủa vây có thể sẽ làm 2 tuyến đường sắt này tiếp tục chậm tiến độ và trễ thời gian dự kiến hoàn thiện như ban đầu.
Theo đó, tới giữa tháng 7/2020, tiến độ thực hiện tuyến metro số 1 đạt 85% kế hoạch năm 2020 và 73,72% khối lượng dự án. Với tuyến metro số 2, TP.HCM đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và bồi thường. Đây là khâu có nhiều vướng mắc do tuyến này đi qua địa bàn 6 quận trung tâm, với tổng diện tích 251.136 m2.
Từ Đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị cho biết, lũy kế tới ngày 3/8/2020, giải ngân tuyến metro số 1 là 4.558,728 tỷ đồng, đạt 32,84% tổng kế hoạch vốn đã giao năm 2020.
Cụ thể, nguồn vốn ngân sách thành phố bao gồm vốn ODA vay lại lũy kế giải ngân là 4.416,283 tỷ đồng (đạt 44,40% kế hoạch đã giao); vốn đối ứng 142,445 tỷ đồng (đạt 10,61 % so với kế hoạch). Vấn đề đáng quan tâm là đối với vốn ODA cấp phát, vốn các dự án từ ngân sách thành phố chưa thể giải ngân.
Tình hình giải ngân vốn đầu tư tuyến metro số 2 cũng không khả quan lắm. Theo đó, vốn ODA cấp phát đã phân bổ là 381,791 tỷ đồng vẫn chưa thể giải ngân đồng nào. Lý do là chưa hoàn tất việc đàm phán, thương thảo ký kết Phụ lục hợp đồng số 13 của Hợp đồng Tư vấn thực hiện dự án (tư vấn IC). Khó khăn đến từ việc các thủ tục hành chính trong phối hợp giữa chủ đầu tư với các tư vấn, nhà thầu…, giữa chính quyền thành phố và các bộ liên quan.
Ví dụ như với tuyến metro số 1, nguồn vốn ODA cấp phát từ ngân sách trung ương được phân bổ cho năm 2020 là 2.185 tỷ đồng, nhưng đến tận đầu tháng 8 vẫn chưa giải ngân được đồng nào. Lý do là việc xác định giá trị ODA cấp phát còn lại bằng yên Nhật vẫn gặp vướng mắc chưa thể giải quyết dứt điểm.
Bên cạnh đó, do diễn biến phức tạp của Covid-19 khiến Việt Nam chưa thể thông thương, dẫn đến tiện độ dự án bị ảnh hưởng.
Có thể bạn quan tâm: