3 Kinh nghiệm cho thuê Shophouse cần biết
Không chỉ đối với việc cho thuê shophouse mà 3 kinh nghiệm dưới đây áp dụng cho toàn bộ loại hình, khi bạn muốn cho thuê hoặc mua nhà để kinh doanh. Cùng tìm hiểu kỹ hơn 3 kinh nghiệm cho thuê shophouse để gia tăng giá trị đối với mô hình này.
1. Kinh nghiệm cho thuê shophouse
Kinh nghiệm 1: Xác định đúng đối tượng khách hàng
Khách hàng là vấn đề đầu tiên bạn nên cân nhắc tới. Bạn nên biết khách hàng của bạn nằm đầu trong vô số người ngoài kia. Tuổi tác bao nhiêu, nhắm đến đối tượng làm nghề gì? Thu nhập ra sao? Khả năng chị trả? Hành vi và sở thích mua sắm?..
Bạn có thể dựa vào những điều kiện shophouse có sẵn để quyết định tệp khách hàng, hoặc ngược lại, tìm đươc đối tượng khách hàng tiềm năng, rồi mua shophouse đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Việc xác định và tìm được khách hàng thì coi như bạn đã thành công 50%, kể cả khi ko trực tiếp kinh doanh mà mua để cho thuê lại thì vẫn nên coi trọng yếu tố này, giúp cho khách hàng của bạn đảm bảo tính thanh khoản về sau.
Ví dụ như đối với các khu đô thị xa trung tâm, thì cư dân tại đó chính là khách hàng của bạn. Họ có thể đi bộ và khu shophouse của bạn để mua sắm mà mà không cần phải chạy xe vào trung tâm thành phố. Hoặc nếu là shophouse trong nội đô, khách hàng của bạn sẽ là những nhân viên văn phòng cao cấp, sinh viên và cư dân gần đố, giúp cho họ mua sắm được thuận lợi hơn.
Kinh nghiệm 2: Tiện ích xung quanh khu shophouse
Đánh giá về các dịch mua và khu mua sắm giải trí trong khu vực, nếu như tại khu shophouse của bạn có càng ít trung tâm thương mại, chợ, siêu thị mini, thì mức độ cạnh tranh sẽ giảm. Sau đó, đi sâu hơn vê nhu cầu và thói quen người dùng để tìm ra mặt hàng kinh doanh hợp lý.
Bên cạnh đó, nếu có nguồn tài chính mạnh, bạn có thể mua shophouse cạnh những địa điểm du lịch, mang biểu tượng vùng miền để thu hút khách hàng hơn. Lây ví dụ như shophouse của bạn gần kề phố đi bộ, phố cổ, các cung đường và khu vực trung tâm, thì chắc chắn khách hàng sẽ biết tới shophouse của bạn nhiều hơn.
So với những phân khúc khác, tuy bỏ ra nguồn vốn cao song shophouse hiện đang là một trong những kênh đầu tư sinh lời hấp dẫn. Một số hình thức shophouse đa dạng như dạng thấp tầng trong khu đô thị, mặt phố, khối đế chung cư, hay thuộc các khu du lịch nghỉ dưỡng. Rất nhiều sản phẩm loại này cháy hàng ngay khi vừa ra mắt. Mấu chốt nằm ở chỗ, bạn chọn vị trí shophouse như thế nào?
Kinh nghiệm 3: Quy hoạch hạ tầng và hệ thống giao thông
Việc nằm trong khu vực dễ dàng di chuyển với những khu vực khác là một điểm cộng với shophouse của bạn. Không ai muốn ngồi xe buýt cả tiếng đồng hồ, hay kẹt xe giữa thời tiết nóng như đổ lửa chỉ để đi mua sẳm cả. Phải đảm bảo shophouse của bạn gần kề các bên xe, tàu điện, có hầm hoặc chỗ để xe ô tô và xe máy thoáng mát. Đường bộ thông thoáng, không ngập lụt, tắc nghẽn, hay kẹt xe, hệ thống an ninh - kỹ thuật tốt, giúp cho khách hàng yên tâm mua sắm.
2. Những lưu ý khi mua lại shophouse để cho thuê
+ Lựa chọn vị trí shophouse có tiềm năng phát triển;
+ Tính pháp lý của khu shophouse;
+ Nắm được mật độ dân cư tại khu vực shophouse để lên kế hoạch kinh doanh;
+ Tính toán lãi suất, so sánh, cân bằng nguồn vốn, tối ưu lợi nhuận;
+ Tìm hiểu kỹ thông tin của người bán hoặc chủ đầu tư shophouse;
+ Số vốn bỏ ra lớn nền cần cân nhắc kỹ khi quyết định mua lại để kinh doanh.
Trên đây là những kinh nghiệm cần biết cho thuê shophouse hoặc thuê lại shophouse cho người kinh doanh. Mong rằng sẽ giúp bạn lựa chọn những shophouse có tiềm năng tốt, mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho mình.
Có thể bạn quan tâm: