4 lưu ý quan trọng nhất khi thiết kế nội thất phòng bếp
Điều đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi lên kế hoạch thiết kế khu vực phòng bếp là gì? Trong bài viết này của Tiền Land, bạn sẽ được chia sẻ 4 lưu ý quan trọng khi thiết kế nội thất phòng bếp để trở nên chuyên nghiệp và tiện lợi hơn.
Từ xưa đến nay ông bà ta luôn quan niệm gian bếp là nơi giữ lửa cho gia đình, một gia bếp đầy đủ và có nhiều tiện ích cũng sẽ góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình bạn được ấm êm, hạnh phúc. Nhà bếp cũng là nơi những người phụ nữ trong gia đình thường xuyên phải sử dụng nhất, vì thế còn cần yêu cầu thêm sự chỉnh chu, chăm chút tỉ mỉ nhất cho từng vật dụng nội thất.
Hầu hết các chủ nhà khi nghĩ đến việc thiết kế nội thất cho cả một căn nhà nói chung hay mỗi nhà bếp nói riêng đều sẽ mong muốn phong cách đẹp, ấn tượng, thiết bị nội thất hiện đại, đa dụng. Tuy nhiên, nếu là một nhà thiết kế chuyên nghiệp, điều đầu tiên bạn nên làm sắp xếp, bố trí vật dụng phòng bếp sao cho vừa thuận tiện, vừa đạt được tối đa công năng sử dụng chúng.
Để làm được điều này, chúng ta cần có một số cân nhắc cần được lưu ý khi lên ý tưởng thiết kế và đưa vào thi công thực tế nội thất phòng bếp nhà mình như sau:
1. “Tam giác làm việc” thuận tiện khi sử dụng nhà bếp
Ba yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế nội thất phòng bếp đó chính là: bếp nấu, tủ lạnh và bồn rửa.
Công cuộc nấu ăn và dọn dẹp nhà bếp có thể nhanh chóng trở thành cơn ác mộng thật sự nếu bạn phải chạy vòng quanh khắp nơi chỉ vì bố cục bếp, tủ lạnh và bồn rửa được thiết kế quá tồi.
Bố trí nội thất nhà bếp hài hòa sẽ cho phép bạn di chuyển dễ dàng giữa ba điểm này trong khi nấu ăn. Nó cũng nên cách nhau một khoảng không gian không quá gần cũng không quá xa để bạn di chuyển thuận tiện. Cũng cần đủ rộng khi có thêm một người nào khác hỗ trợ cùng bạn trong việc bếp núc mà không bị va vào nhau.
Để làm được điều này thì chúng ta cần phải bố trí nhà bếp sao cho tạo ra một "tam giác làm việc" giữa bếp nấu, tủ lạnh và bồn rửa thường có góc từ 15 ° đến 25 °.
Tuỳ thuộc và nhu cầu sử dụng và diện tích nhà bếp khả thi mà bạn có thể bố trí ba khu vực chính là: khu thứ nhất để chuẩn bị thức ăn, khu thứ hai để nấu nướng và khu thứ ba để lưu thông qua nhà bếp. Thiết kế theo mẫu sau có thể đảm bảo việc di chuyển trong nhà bếp của bạn sẽ dễ dàng hơn, không cản trở việc chuẩn bị bữa ăn cho gia đình.
2. Thiết kế phòng bếp của bạn trở nên đa chức năng
Trong những năm gần đây, nhà bếp đã không còn mang tính sử dụng đơn thuần là vào đó để nấu ăn, ăn uống, rồi dọn dẹp, như vậy đã hết… Xu hướng hiện đại ngày nay biến nhà bếp trở thành không gian có tính đa dụng hơn, thích hợp cho cả việc giải trí và thư giãn bên cạnh công năng nấu nướng. Một thiết kế nội thất phòng bếp mở sẽ chuyên nghiệp hơn hẳn khi vừa tạo ra một không gian thông phòng thoáng đãng, vừa tích hợp được nhiều chức năng hơn cho gian bếp.
Một trong những mẹo thiết kế nhà bếp dạng mở đó là đặt thêm một đảo bếp tách biệt kèm theo chỗ ngồi. Không gian phòng sẽ trở nên thú vị và độc đáo hơn cả khi khách và các thành viên trong gia đình có thể ngồi trò chuyện hay phụ giúp chủ nhà chuẩn bị bữa ăn mà không chiếm dụng quá nhiều diện tích.
Hoặc cũng có thể cân nhắc việc đặt một chiếc quầy bar mini thay cho vách tường ngăn cách các phòng với nhau. Hiệu quả của phương pháp này sẽ thực sự cho bạn những trải nghiệm không phải hối hận.
3. Xem xét xếp đặt tủ bếp một cách cẩn thận
Hầu hết mọi người không chú ý đến cách họ sử dụng tủ hoặc sử dụng không gian trong tủ bếp như thế nào, nhưng đây là một trong những chi tiết rất quan trọng tạo nên sự thoải mái khi sử dụng nhà bếp. Những đồ vật thường xuyên phải sử dụng nên để ở vị trí gần tầm với nhất, không nên để quá cao hay quá thấp làm người nội trợ bị cản trở khi nấu ăn.
Xác định vị trí các vật dụng thường xuyên sử dụng ở nơi chúng có thể lấy được dễ dàng, vì vậy bạn không cần phải cúi xuống. Việc sắp xếp lại bộ dụng cụ bếp như chén dĩa, hũ gia vị, đặc biệt là dao kéo sao cho dễ nhìn và an toàn cũng có thể cải thiện trải nghiệm sử dụng nhà bếp của bạn.
Một điểm cần chú ý đó là nên ưu tiên sử dụng tủ bếp sát trần nhà, tủ bếp sát trần nhà sẽ tối ưu được không gian chứa đồ đồng thời hạn chế được bụi bẩn, khói bếp bám trên nóc tủ gây mất vệ sinh và thẩm mỹ.
4. Thiết kế một bản vẽ chi tiết
Rất… rất nên có một bản sơ đồ thiết kế nội thất phòng bếp trước khi thi công. Khu vực nhà bếp là nơi chứa nhiều thiết bị, vật dụng cũng như đường dây điện, nước nhất nên cách hiệu quả nhất khi thiết kế nội thất phòng này là phác hoạ ra bản vẽ trước. Khi đã có bản vẽ bạn sẽ dễ dàng lường trước được hiệu quả sử dụng nhà bếp của mình ra sao để cảm thấy ưng ý nhất mà không mất quá nhiều công sức để sửa chửa hay điều chỉnh sau này.
Trong số tất cả các phòng chức năng trong ngôi nhà của bạn, cách bố trí nội thất phòng bếp là vấn đề quan trọng nhất. Trải nghiệm của bạn trong nhà bếp sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu không thể dễ dàng di chuyển xung quanh khi nấu nướng hoặc dọn dẹp. Nhà bếp được thiết kế chuyên nghiệp sẽ giúp tối đa hóa sự di chuyển, không khiến bạn phải dùng lại giữa chừng, đồng thời cải thiện khả năng sử dụng nhà bếp như một không gian đa chức năng. Tiền Land hiểu được điều đó và mong muốn rằng với những chia sẻ của mình, bạn có thể thiết kế được một không gian nội thất phòng bếp hoàn hảo nhất cho gia đình của bạn.
Có thể bạn quan tâm: