Cách tính chi phí xây tầng lửng tiết kiệm nhất
Tầng lửng có công năng giúp gia tăng diện tích và không gian sử dụng cho gia chủ, có thể để ở hoặc sử dụng với chức năng khác nhau. Vậy làm thế nào để biến tầng lửng trở thành không gian sống lý tưởng nhưng vẫn cân đối được với khả năng tài chính. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tính chi phí xây tầng lửng và những vấn đề có liên quan.
Chi phí xây dựng = Diện tích xây dựng X Đơn giá trung bình trên 1m2 xây dựng
Trong đó: Diện tích xây dựng được hiểu là tổng diện tích của các tầng, với trường hợp này, tầng 1 và gác lửng cộng với khoảng 40- 50% (sàn xây dựng) cho hệ thống mái và sảnh.
Đơn giá trung bình: Là tổng chi phí xây dựng trong quá trình xây dựng như nhân công, vật liệu, tính theo m2.
1. Cách tính chi phí xây dựng tầng lửng tiết kiệm chi phí
1.1 Cách tính chi phí xây dựng
Công thức tính chi phí xây dựng tầng lửng được áp dụng như sau:Chi phí xây dựng = Diện tích xây dựng X Đơn giá trung bình trên 1m2 xây dựng
Trong đó: Diện tích xây dựng được hiểu là tổng diện tích của các tầng, với trường hợp này, tầng 1 và gác lửng cộng với khoảng 40- 50% (sàn xây dựng) cho hệ thống mái và sảnh.
Đơn giá trung bình: Là tổng chi phí xây dựng trong quá trình xây dựng như nhân công, vật liệu, tính theo m2.
1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây tầng lửng
- Địa điểm xây dựng: Sự khác nhau đến từ việc công trình bạn xây ở là thành thị hay nông thôn. Nếu ở thành thị, chi phí về dịch vụ hay vật tư luôn ở mức cao. Đối với việc xây nhà ở nông thôn, chi phí sẽ thấp hơn đáng kể, đôi khi bạn còn có thể tận dụng được những vật liệu có sẵn như đá, cát...Tuy nhiên, do vật liệu ở địa phương có phần khan hiếm nên thường xảy ra tình trạng các đại lý thực hiện độc quyền về giá, nâng giá vật tư, làm ảnh hưởng đến chi phí xây dựng tầng lửng.
- Thời gian xây dựng: Tại mỗi thời điểm khác nhau, giá của vật tư và những dịch vụ sẽ khác nhau, từ đó mà chi phí cũng sẽ thay đổi. Đồng thời, trong quá trình xây dựng, mức giá cũng sẽ bị ảnh hưởng tới thời gian kéo dài khi xây dựng, tùy theo là tăng hay giảm mà sẽ trở thành thuận lợi hay hạn chế đối với gia chủ.
- Thiết kế tầng lửng: Từ phong cách, kiến trúc, nội thất khác nhau sẽ quyết định đến chi phí của việc xây dựng này. Nếu thiết kế chú trọng vào thẩm mỹ và chất lượng, chi phí từ việc thuê người thiết kế, định hình phong cách, sử dụng những nội thất sang trọng sẽ có chi phí cao hơn so với những thiết kế bình dân, chỉ chú trọng vào nhu cầu của gia chủ.
- Kiểu mái của tầng lửng: Mái là phần quan trọng nhất của một ngôi nhà, không chỉ quyết định đến chất lượng mà còn ảnh hưởng tới thẩm mỹ của công trình. Thường những kiểu mái được sử dụng với tầng lửng thưởng là mái bằng hoặc mái dốc. Chi phí đối với mái bằng nằm từ khoảng 5- 5.5 triệu/m2, với mái tôn thì thấp hơn, từ 4- 4.2 triệu/m2.
- Diện tích xây dựng: Diện tích sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng của gia chủ. Diện tích càng rộng thì chi phí xây dựng chắc chắn sẽ tăng theo. Vì vậy, cần cân nhắc vấn đề tài chính và xem xét nhu cầu của bạn, để xây dựng tầng lửng có diện tích phù hợp, tránh lãng phí.
2. Ba lưu ý khi xây dựng tầng lửng
- Xác định chiều cao, diện tích: Chiều cao của gác lửng bao nhiêu là hợp lý? Thông thường, chiều cao phù hợp nhất của tầng lửng sẽ từ 2,5m đến 2,8m, vừa đảm bảo sự thông thoáng, không bị tù túng, nhưng vẫn cân đối với tổng thể ngôi nhà.
- Bố trí hệ thống chiếu sáng: Vì tầng lửng hạn chế về diện tích nên gia chủ lưu ý không nên bố trí những vật dụng quá cầu kỳ, đặc biệt là hệ thống đèn chiếu sáng. Nó sẽ làm cho không gian trở nên rối mắt và mất đi sự hài hòa, hơn nữa sẽ tạo cảm giác ngột ngạt.
- Sắp xếp nội thất hợp lý: Do đặc thù hạn chế về chiều cao và diện tích, bạn chỉ nên sử dụng những vật dụng hay nội thất nào thực sự cần thiết. Vừa đảm bảo không gian rộng rãi, vừa tiết kiệm được những đồ dùng không cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: