Cách xem sổ đỏ chính xác nhất

Sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) là loại giấy tờ quan trọng trong vấn đề đất đai. Vậy bạn đã biết cách xem các thông số ghi trên sổ đỏ hay chưa? Dưới đây là hướng dẫn về cách đọc các thông tin trên loại giấy tờ quan trọng này.

Hướng dẫn về cách đọc các thông tin trên sổ đỏ
Hướng dẫn về cách đọc các thông tin trên sổ đỏ

1. Tại sao phải xem đúng các thông tin ghi trên sổ đỏ?

Sổ đỏ là giấy tờ đóng vai trò bảo vệ quyền lợi và làm rõ trách nhiệm của người sở hữu đất đai. Đối với người thực hiện giao dịch mua bán trên loại tài sản này, càng cần phải biết được những thông tin trong loại sổ này, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho cả hai bên mua bán. Cụ thể:

  1. Tránh thua thiệt khi có sự tranh chấp về đất đai và tài sản gắn liền trên đó;
  2. Biết được mục đích của khu đất để sử dụng đúng, lâu dài;
  3. Lựa chọn được khu đất có tiềm năng trong tương lai;
  4. Tránh bị lừa đảo bởi cò đất, môi giới;
  5. Biết rõ được tình trạng của khu đất có vị phạm vào những điểm như quy hoạch, giải tỏa,..

2. Cách xem các thông số ghi trên sổ đỏ

Theo Nghị định 88/2009/NĐ-CP, Mẫu chung hiện nay được gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, hay còn gọi là sổ hồng mới. Dưới đây là cách đọc sổ mẫu hiện hành theo pháp luật:

Trang 1: Xem thông tin người đứng tên trên sổ (người sở hữu tài sản)

- Đối tượng có thể là cá nhân, hộ gia đình hoặc tổ chức: Dù là ai trong những đối tượng trên thì người đứng tên trong sổ chỉ có một, đối với tổ chức là người cao nhất có trách nhiệm về pháp lý. Hoặc lưu ý đối với hộ gia đình thì người chủ hộ sẽ được ghi tên và không ghi tên các thành viên như trước nữa. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn thì xem tại Điều 5 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Trang 2: Xem các thông tin của khu đất và nhà ở (nếu có)

Xem thông tin khu đất:

+ Địa chỉ khu đất;
+ Xem phần diện tích được công nhận, diện tích không được công nhận, hoặc diện tích lưu không;

Xem thêm: Cách xác định diện tích đất trong sổ đỏ

+ Biết được kích thước các cạnh dựa vào bản vẽ hiện trạng trên sổ, được ghi trên các cách hoặc có thể xác định thông qua khoảng cách giữa các điểm;

+ Biết được mục đích sử dụng của khu đất: thổ cư, đất trồng cây lâu năm, đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp,..;

+ Biết được thời hạn sử dụng đất để biết được khi nào nên đi gia hạn sử dụng đất thêm;

+ Xác định hướng của khu đất: mũi tên chỉ theo là hướng Bắc, bên trái là hướng Tây và bên phải là hướng Đông;

+ Biết được phần diện tích đất sử dụng chung như ngõ đi chung;

+ Biết được tài sản gắn liền trên đất như các công trình xây dựng trên đó;

+ Biết được sổ khu đất và số tờ bản đồ;

+ Biết được nguồn gốc sử dụng đất;

Xem chi tiết hơn tại Điều 6 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Xem thông tin nhà ở: 

+ Địa chỉ nhà;

+ Diện tích nhà được xây dựng trên thửa đất;

+ Diện tích sàn là diện tích mặt bằng xây dựng được tính bằng diện tích xây dựng x số tầng;

+ Số tầng;

+ Kết cấu nhà ở: Bê tông, tường gạch, gỗ, mái tôn,...;

+ Cấp (hạng): cấp 2, cấp 3, cấp 4;

+ Bản vẽ thiết kế: đối với những khu vực thành phố lớn;

Xem chi tiết hơn tại Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT.

Trang 3,4: Thông tin quy hoạch và những thay đổi khi cấp sổ đỏ

Xem thông tin quy hoạch

+ Xem thông tin quy hoạch ở phần ghi chú, hoặc căn cứ vào tọa độ và sử dụng phần mềm. Nếu có thì trong trường hợp khu đất bị thu hồi thì có được đền bù không;

+ Diện tích nằm trong quy hoạch theo sơ đồ khu đất;

+ Xem thông tin biến động (phần IV). Nếu không có thì chưa có biến động kể từ lúc cấp sổ gần nhất;

+ Xem thông tin bị hạn chế quyền;

+ Xem sổ có bị hạn chế quyền chuyển nhượng sử dụng đất không;

+ Xem sổ có bị nợ nghĩa vụ tài chính không vì nếu có thì người nhận được quyền chuyển nhượng sẽ không thế chấp ngân hàng hay sang nhượng tiếp được.;

+ Xem cơ quan cấp Giấy chứng nhận thương là quận, huyện, Sở TN&MT, UBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung Ương.

Những thay đổi sau khi cấp sổ ở Phần IV

+ Thông tin thay đổi chủ sở hữu;

+ Thông tin thay đổi mục đích sử dụng khu đất;

+ Thông tin tình trạng nghĩa vụ tài chính. Bao gồm cả việc nợ thuế;

+ Thông tin đính chính GCN;

+ Thông tin tình trạng thế chấp làm tài sản đảm bảo;

Trang bổ sung GCN in chữ màu đen bao gồm các mục:

+ Dòng chữ "Trang bổ sung Giấy chứng nhận";

+ Số hiệu thửa đất;

+ Số phát hành Giấy chứng nhận;

+ Số vào sổ cấp Giấy chứng nhận;
 
Trên đây là cách xem sổ đỏ hiện hành, cập nhật đến những bạn đọc quan tâm đến loại giấy tờ có pháp lý vô cùng quan trọng về đất đai.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

cách xem sổ đỏcách đọc kích thước trên sổ đỏ

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.