Có nên mua đất năm 2023 hay không? Phân tích, đánh giá từ chuyên gia
Có nên mua đất năm 2023 không? Thị trường có những biến động, thách thức gì? Liệu quyết định “xuống tiền” để đầu tư vào loại hình này trong thời gian tới hay không? Tất cả sẽ được chúng tôi làm sáng tỏ qua bài viết sau!
Có nên mua đất năm 2023 hay không khi giá nhà đất giai đoạn đầu năm 2022 không ngừng tăng?
Theo báo cáo quý I/2022 của Bộ Xây dựng, giá bất động sản của thị trường có xu hướng tăng. Số liệu thu thập cho thấy biến động giá của một số loại hình bất động sản trong 3 tháng và quý I/2022 ở 8 địa phương: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Khánh Hòa và Đồng Nai.
Điều đặc biệt, chỉ riêng tháng 3/2022, giá của một số loại hình bất động sản tăng mạnh. Nổi bật với phân khúc căn hộ chung cư tại thị trường Thủ đô Hà Nội tăng 1,53%, nhà ở tăng 2,24% và đất nền được phép xây dựng nhà ở tăng đến 2,85%.
Tại phân khúc đất nền thổ cư ở Hà Nội có biến động giá, so với cùng kỳ năm ngoái tăng từ 20 – 25%. Ở khu Tây Hà Nội nổi bật với huyện Chương Mỹ xuất hiện thực trạng sốt giá, tăng gần 34 – 74%.
Còn ở thị trường TP.HCM, mặt bằng căn hộ chung cư so với quý IV/2022 tăng 3 – 4%, tăng gần 10% so với cùng kỳ, giá thuê tăng trung bình 4 – 7%. Tại đây, đất nền thổ cư tăng 10 – 25%. Các tỉnh phía Nam như: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An ghi nhận giá đất nền so với cùng kỳ năm 2021 tăng 7 – 27%.
Trước những dấu hiệu đáng mừng trên, nhiều đơn vị và chuyên gia bất động sản dự đoán thị trường năm 2023 có thể tăng cao. Trong đó, Bộ Xây dựng cho rằng, mức giá nguyên vật liệu xây dựng như: Thép, đá, cát tăng.
Song song đó, áp lực về tình trạng khan hiếm nguồn cung sẽ thúc đẩy giá thị trường bất động sản, đặt biệt giá đất nền năm 2023 tăng trưởng vượt bậc. Nhà đầu tư cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định xuống tiền.
Có nên mua đất nền năm 2023? Tìm ra điểm sáng của thị trường
Vượt lên rào cản phía trước, thị trường bất động sản năm 2023 được dự đoán có nhiều điểm sáng. Xuyên suốt giai đoạn dịch bệnh diễn ra phức tạp, khó lường, hầu hết các phân khúc bất động sản đều rơi vào thực trạng khủng hoảng. Thế nhưng, bất động sản công nghiệp xuất hiện giống như phao cứu sinh, thổi luồng gió mới vào thị trường.
Cụ thể, loại hình này tăng trưởng khá cao từ 25 – 28% nhờ vào sự ổn định thu hút vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Tính đến quý I/2022, một tín hiệu tích cực đó chính là sự thu hút vốn đầu tư FDI tiếp tục lan tỏa trên khắp cả nước, thu hút hơn 8,9 tỷ USD so với cùng kỳ năm 2021 (tương đương 87,9%). Hơn thế nữa, vốn FDI trong 3 tháng đầu năm ước tính tăng 7,8% khi đạt ngưỡng 4,42 tỷ USD. Đây là con số “khủng”, cao nhất trong quý I của 5 năm qua.
Trong khi đó, vốn FDI đổ vào bất động sản tăng 213%, số lượng doanh nghiệp bất động sản mới thành lập tăng 47%. Đây là tín hiệu đáng mừng cho phân khúc bất động sản công nghiệp. Tạo tiền đề cho sự tăng trưởng của các phân khúc khác.
Không những thế, thị trường bất động sản Việt Nam được hưởng lợi lớn từ gói kinh tế - tài chính trị giá gần 350.000 tỷ đồng. Số vốn này chủ yếu đầu tư vào công nghiệp, tất cả các ngành nhằm hỗ trợ, phục hồi nền kinh tế - xã hội giai đoạn năm 2022 – 2023.
Đi kèm với đó là những chính sách tài khóa, tiền tệ được ban hành nhằm giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp. Đồng thời, phấn đấu giảm lãi suất cho vay từ 0,5 – 1% trong năm 2022 – 2023, giảm 2% giá trị gia tăng. Giảm 2% VAT xuống còn 8% đối với nhiều nhóm ngành nghề,…
Có thể bạn quan tâm:
Cảnh báo những rủi ro tại thị trường bất động sản năm 2023
Dưới đây là một số dự báo rủi ro có thể xảy ra đối với thị trường bất động sản năm 2023:
- Thứ nhất: Nhà nước tiếp tục động thái siết chặt phát hành tín dụng, trái phiếu bất động sản.
- Thứ hai: Thực trạng leo thang nguyên vật liệu xây dựng.
- Thứ ba: Nền kinh tế toàn cầu năm 2023 bị ảnh hưởng do một số bất ổn chính trị đang diễn ra trên thế giới.
- Thứ tư: Lạm phát tăng cao trên toàn cầu và ở Việt Nam khó dự đoán được.
- Thứ năm: giá bán sơ cấp tăng liên tục, vượt khỏi khả năng của người mua thực.
Dựa vào một số thống kê, giá bán bất động sản ở các khu vực và phân phúc nhất định đang cao gấp 20 – 25 lần khả năng chi trả. Con số này được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, các chủ đầu tư có thể phải đối mặt với không ít khó khăn nối tiếp nhau liên quan đến vấn đề huy động vốn, nguồn lực để phát triển dự án. Từ đó, bỏ lỡ những cơ hội hấp dẫn của thị trường, tác động tiêu cực đến tiến độ triển khai, thậm chí buộc họ phải tiếp cận các kênh huy độg khác với chi phí cao hơn, đi kèm với những rủi ro “tổn hại” lợi nhuận doanh nghiệp.
Đứng trước những rủi ro nêu trên, doanh nghiệp cần phải chuyển bị những kịch bản chi tiết, chuẩn bị những động thái biến hóa khôn lường, các phương án kịp thời để phòng ngừa, thích ứng với điều kiện thị trường thời điểm hiện tại.
Ví dụ như: Đang dạng các kênh huy động vốn, nhất là các quỹ đầu tư trong và ngoài nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore),.. với mức lãi hợp lý.
Cùng chung tay, hợp tác với các chủ đầu tư khác, chuẩn bị phương án M&A để phát triển dự án. Tập trung hết sức mạnh, nguồn lực cho các dự án đã có giấy phép xây dựng, pháp lý minh bạch, hạn chế tối đa việc đầu tư dài trải trên diện rộng, kéo dài tiến độ xây dựng.
Có nên mua đất nền năm 2023? Khi thị trường tồn tại những hạn chế khó tránh khỏi
Có nên mua đất nền năm 2023 hay không? Chính là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới đầu tư. Khi nguồn cung tăng nhưng không được phân bố đồng đều. Đa phần chỉ tập trung ở những giai đoạn kế tiếp của một số dự án có quy mô lớn.
Đứng trước áp lực chi phí leo thang, mặt bằng giá bán sơ cấp được đẩy lên cao. Trái ngược điều này, giá cũng như tính thanh khoản thứ cấp không có nhiều biến động.
Đòn bẩy tài chính vay ngân hàng và trái phiếu chính là kênh huy động vốn cần thiết và hữu ích ngay lúc này. Trong giai đoạn khi hai kênh này bị siết chặt, một số diễn biến thị trường bất động sản được dự đoán như sau:
- Nguồn cung mới đưa ra thị trường sẽ có sự suy giảm đáng kể bởi chịu tác động gián tiếp.
- Người mua bị hạn chế khả năng tiếp cận vốn khi chịu tác động ảnh hưởng của thị trường.
- Giá bán bị đẩy lên cao khi chủ đầu tư phải gồng mình chi trả nhiều loại phí nhằm tiếp cận nhiều nguồn vay.
- Tính đa dạng sản phẩm hạn chế, bởi lẽ đa số các dự án hiện nay đều được định vị ở phân khúc cao cấp, có giá bán cao, vượt mức tài chính của người mua.
Trên đây là những phân tích, đánh giá của chúng tôi về vấn đề Có nên mua đất năm 2023? Hy vọng, bài viết đã mang đến giới đầu tư những kiến thức bổ ích để tham khảo và có thể đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm: