Giếng trời là gì? Phân tích ưu - nhược điểm
Giếng trời là thiết kế tối ưu đối với các ngôi nhà tại đô thị lớn. Thiết kế này giúp ngôi nhà thông thoáng hơn, đặc biệt gia chủ luôn nhân được nguồn tài lộc dồi dào.
Giếng trời là gì?
Giếng trời là khoảng không gian có phương thẳng đứng, được thiết kế thông tầng từ tầng trệt đến mái nhà hoặc các tòa nhà cao tầng. Đây là cách bố trí thông thoáng được ưa chuộng tại các đô thị. Việc này giúp mang đến nguồn sinh khí dồi dào, không gian sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình.
Có thể nói, một thiết kế giếng trời đẹp sẽ giúp ngôi nhà bừng sáng và tràn đầy sức sống.
Ưu – nhược điểm của giếng trời
Ưu điểm của giếng trời
Lấy ánh sáng: Đối với một số ngôi nhà ống mặt tiền, diện tích nhỏ, kích thước chiều sâu lớn hay 3 mặt tiền tiếp giáp với các công trình khác thì nguồn ánh sáng tự nhiên rất hạn chế. Vì thế, không gian sống cần phải sử dụng các biện pháp thiết kế giếng trời để tối ưu nguồn ánh sáng. Đồng thời, kích thước phải phù hợp với không gian kiến trúc.
Có thể nói, giếng trời chính là giải pháp kỹ thuật tối ưu nhất, có thể đáp ứng nguồn ánh sáng tự nhiên cho tổng thể ngôi nhà bằng quá trình chiếu sáng từ phần mái giếng trời đi xuống chân giếng, từ đó nguồn ánh sáng có thể len lỏi vào toàn bộ không gian nội thất.
Theo phong thủy, ánh sáng tự nhiên chính là nguồn sinh khí giúp duy trì sức khỏe cho con người. Vì thế, ánh sáng là yếu tố then chốt không thể thiếu trong ngôi nhà.
Thông gió tự nhiên, cân bằng không khí: Lấy gió tự nhiên chính là một trong những chức năng quan trọng của giếng trời. giếng trời giúp quá trình lưu thông trao đổi không khí môi trường bên trong và bên ngoài ngôi nhà diễn ra một cách liên tục, giúp ngôi nhà thông thoáng tràn ngập sức sống.
Đây chính là điểm cộng khiến nhiều gia chủ đắn đo có nên thiết kế giếng trời để có ngôi nhà mát mẻ hơn, đặc biệt vào mùa hè oi bức.
Tiết kiệm điện năng: Sự góp mặt của giếng trời giúp không gian sống trở nên sáng sủa và mát mẻ hơn. Điều này giúp gia chủ tiết kiệm được năng lượng điện cho hệ thống làm mát, đèn chiếu sáng.
Tăng tính mỹ quan cho ngôi nhà: giếng trời đã xuất hiện ở châu Âu thời phục hưng, đặc biệt tại các ngôi thánh đường lớn, bảo tàng cổ hay được cách tân quá nhiều thời kỳ sao cho hợp thời đại cũng như công năng sử dụng.
Nhược điểm của giếng trời
Bản chất của giếng trời chính là một cái ống, khiến âm thanh lan truyền một cách rõ ràng và vang vọng. Trong thiết kế, các mặt tường của giếng trời không thể làm phẳng, cần sử dụng đến các mảng bám nhằm tiêu âm.
Đây chính là thủ thuật trang trí cho khu vực thông tầng. Đồng thời, việc sử dụng các vật liệu tiêu âm và để giếng trời bớt độ phẳng và trơn của giếng trời.
Nếu những giếng trời không có mái che thì quá trình thoát nước ở đáy cần phải tiến hành một cách kỹ lưỡng, đảm bảo an toàn cho ngôi nha. Cần phải đề cao hệ thống che chắn ở khu vực xung quanh nhằm tránh tình trạng nước mưa bám bẩn những không gian sinh hoạt khác của ngôi nhà.
Có một số vùng, vào mùa hè nắng gắt, nhất là giờ cao điểm như buổi trưa, mặt trời chiếu thẳng xuống giếng trời, có thể gây thừa ánh sáng, chói lóa khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy khó chịu.
Vì thế, cầu thang bằng gỗ hoặc các vật dụng trong khu vực này dễ thay đổi màu sơn, hư hỏng. Chủ nhà cần lưu ý đặt thêm hệ thống rèm bố trí ở dưới giếng trời nhằm che chắn và điều tiết ánh sáng hợp lý.
Trong một số trường hợp, giếng trời có mai cần đảm bảo phương pháp khắt khe, ô thoáng để tránh mưa to, gió lớn khiến nguồn nước lớn chảy lênh láng trong nhà.
Nếu giếng trời không phải khu vực như vườn hoa, bể cá mà lại chính là không gian sinh hoạt chính của tất cả thành viên trong gia đình thì không nên treo đèn, chậu cây hay các vật trang trí nặng, to ở phía trên để giảm thiểu ở mức tối đa tình trạng rơi, vỡ nguy hiểm.
Hệ thống hành lang, cửa sổ hay cầu thang tiếp xúc trực tiếp với giếng trời thì cần bố trí lan can, hoa sắc nhằm đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như các tiêu chuẩn an toàn như: chiều cao, khoảng cách khắt khe.
Kinh nghiệm thiết kế giếng trời đơn giản
Để có thể xây dựng giếng trời mang tính thẩm mỹ cao và hợp phong thủy, gia chủ cần chú ý:
Giếng trời có mái che thì cần đảm bảo có giải pháp hợp lý cho hệ thống các khe, ô thông thoáng nhằm giảm tình trạng mưa to làm rơi nước xuống sàn nhà.
Giếng trời không nằm trong khu vực cảnh quan, không gian sinh hoạt hay nơi qua lại thì không nên treo đèn, các chậu cây cảnh như các vật trang trí năng ở phía trên để tránh tình trạng rơi vỡ.
Hệ thống hành lang, cửa sổ, cầu thang tiếp giáp với giếng trời thì cần có hành lang để đảm bảo một số tiêu chuẩn an toàn, chiều cao và khoảng cách khe hở.
Đảm bảo các chức năng của giếng trời trước khi bắt tay vào trang trí để không hối hận khi không phù hợp với kiến trúc, không gian sinh hoạt của gia đình.
Nếu ngôi nhà đã được đáp ứng đủ nguồn ánh sáng tự nhiên cần thiết, trong khi diện tích lại hạn chế thì cần cân nhắc có nên thiết kế giếng trời hay không.
Giếng trời chính là một không gian, bộ phận mang tính thẩm mỹ, là điểm ăn tiền của ngôi nhà. Vì thế, việc trang trí nội thất không nên quá phức tạp nhằm tránh gây ra tình trạng rối mắt. Tốt nhất hãy để một cách tự nhiên, nhẹ nhàng đúng với bản chất cũng như vai trò của giếng trời.
Đảm bảo tính an toàn và hạn chế ở mức tối thiểu những tác dụng phụ của giếng trời ảnh hưởng đến việc chiếu sáng, lưu thông không khí tự nhiên vào ngôi nhà.
Chú ý, đảm bảo an toàn các tầng mà chiều dài của giếng trời có thẻ đi qua, tránh nguy hiểm đến với trẻ nhỏ.
Bạn đang theo dõi bài viết giếng trời là gì? Phân tích ưu - nhược điểm của giếng trời được thực hiện bởi đội ngũ của chúng tôi. Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những thông tin bổ ích, hấp dẫn để tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: