Nhà đầu tư đổ về Bình Thuận nhờ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết khi hoàn thành sẽ giúp cho việc di chuyển giữa TP.HCM và Bình Thuận chỉ còn 2 tiếng đồng hồ. Yếu tố hạ tầng giao thông này đang được kì vọng trở thành đòn bẩy rất lớn cho thị trường Bất động sản nơi đây.
Thúc tiến độ cao tốc nghìn tỉ
Tại cuộc họp đầu tháng 7/2020, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Giao thông vận tải phải tập trung, làm quyết liệt hơn để khởi công xây dựng các gói thầu của 3 dự án thành phần cao tốc Bắc Nam (bao gồm Phan Thiết - Dầu Giây, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Mai Sơn - Quốc lộ 45) vào cuối tháng 8/2020.
Theo thông tin từ Sở GTVT tỉnh Bình Thuận, tiến độ cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết đến cuối tháng 6/2020 đã đạt 76,8% khối lượng bàn giao và giải phóng mặt bằng. Dự án sau khi hoàn thành được kỳ vọng sẽ giúp cho người dân rút ngắn khoảng cách từ Tp.HCM đến Kê Gà (Bình Thuận) chỉ mất khoảng gần 2 giờ di chuyển.
Dự án Cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết dài toàn tuyến 99km, vốn đầu tư giai đoạn 1 hơn 14.000 tỉ đồng. Theo Thứ trưởng Bộ GTVT, dự án Dầu Giây - Phan Thiết đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm bởi khi hoàn thành, dự án sẽ giải quyết được áp lực giao thông trên QL1A. Bộ cũng chỉ đạo đoạn Dầu Giây - Phan Thiết là dự án được ưu tiên số một để làm sao sớm được khởi công nhằm khơi thông cửa ngõ, giải quyết ách tắc trên QL1A hiện hữu nên công tác bàn giao mặt bằng cần được thực hiện khẩn trương.
Bên cạnh đó, Bình Thuận còn triển khai nhiều công trình trọng điểm như làm đường Hàm Kiệm – Tiến Thành hơn 460 tỷ (dài 10,2km) có điểm đầu kết nối cao tốc Dầu Dây – Phan Thiết (ở đoạn QL1A), điểm cuối kết nối với ĐT 719B. Riêng làm mới đường ĐT.719B gần 1.000 tỷ đồng và nâng cấp, mở rộng 32km đường ĐT719 hiện hữu khoảng 600 tỷ đồng. Khi hoàn thành, ĐT719B và Hàm Kiệm – Tân Thành sẽ tạo ra mạch nối thông suốt từ TP.HCM đến Kê Gà. Còn ĐT719 sẽ trở thành cung đường ven biển Quốc gia đẹp nhất Việt Nam, kết nối liền mạch từ Xuyên Mộc (Vũng Tàu) qua Kê Gà đến tận Mũi Né.
Cuối 2019 Bình Thuận cũng công bố quy hoạch Hàm Thuận Nam, trong đó dải đất dọc bờ biển khu vực này được quy hoạch hoàn toàn để phát triển du lịch, đồng thời liền kề đó là diện tích dành cho đất ở hỗn hợp. Như vậy, với tổng tỷ lệ đất sử dụng cho du lịch và thổ cư lên đến 70% quỹ đất toàn xã, chắc chắn trong tương lai nơi đây sẽ hình thành đại đô thị du lịch biển với hàng loạt các tổ hợp du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng đỉnh cao tương tự như cung đường Trần Phú (Nha Trang), đường Võ Nguyên Giáp (Đà Nẵng).
Xem thêm: Cao tốc Bắc - Nam
Có thể bạn quan tâm: