Nhà lá - Kiến trúc đại diện cho truyền thống và văn hoá Việt Nam
Ở những khu vực như Tây Nam Bộ, Bắc Bộ bạn sẽ thường thấy hình ảnh của những ngôi nhà lá đơn sơ, mộc mạc. Đây không chỉ là kiến trúc mà còn là nét văn hoá của dân tộc ta từ lâu đời. Cùng tìm hiểu đặc điểm cũng như cách dựng nhà là mà người dân ta đã ứng dụng phổ biến từ trước tới nay.
1. Nhà lá - Truyền thống của dân quê Việt Nam
Những ngôi nhà lá thường xuyên xuất hiện nhiều ở miền Tây sông nước, đựợc làm từ các chất liệu và gắn liền với hình ảnh chân chất của những người dân nông thôn giản dị. Nhà lá được tạo nên từ những bàn tay khéo léo của người dân, là nơi để sin hoạt, nơi để tránh nắng, che mưa, tuy đơn giản nhưng lại có vai trò quan trọng và ý nghĩa sâu sắc với truyền thống của người dân quê.
Nhà lá được coi là nhà sống tạm người dân, nơi thường xảy ra các thiên tai, hạn chế sự mất mát về tài sản của người dân cũng như không tốn nhiều thời gian và chi phí để dựng lại.
2. Đặc điểm của nhà lá
Nhà lá là loại hình nhà ở gắn liền với truyền thống và văn hoá của người Việt Nam, tuỳ mỗi vùng miền mà người dân sẽ sử dụng phổ biến những loại lá khác nhau để dựng nhà. Như lá dừa nước, lá cọ.
Đặc điểm của nhà lá cọ
Cây cọ thường được trồng những ở vùng đồi núi có khí hậu nóng bức, tuy nhiên lại có đặc tính ưa nóng ẩm và ưa bóng, chịu hạn tốt. Cậy cọ là loại cây rễ chùm, có khả năng bám vào đất đồi, mỗi năm cho ra 12 lá tương ứng với 12 tháng.
Lá cọ có cấu tạo hình tròn, có rãnh râu hình mác nên rất thích hợp để làm mái nhà, chắn vách. Thân cọ sử dụng làm cột nhà, máng nước, thân cầu khỉ,.. Cuống cọ dùng để làm rui mè, lạt buộc, rào dậu hoặc thay tre đan rọ lợn, lồng gà, được làm để xuất khẩu.
Quy trình để thực hiện nhà từ lá cọ
Bước 1: Lựa chọn lá và nguyên vật liệu
Nên chọn những lá già, có màu xanh thẫm, không bị sâu hay rách quá nhiều. Như vậy sẽ giúp nâng cao chất lượng và tuổi thọ của ngôi nhà. Đồng thời, bạn cũng nên chuẩn bị các vật liệu như tre, nứa, trúc để cố định và gia cố khung nhà.
Bước 2: Làm khung nhà
Có thể sử dụng luôn thân cọ, thân tre hoặc trúc để làm khung nhà, sau đó tiến hành lợp từ mái rồi đến các vách xung quanh.
Bước 3: Dựng nhà
+ Tính toán đúng về ni tấc: Là độ dày của mỗi lớp lá đôi phải cách nhau khoảng 10cm, lá chiếc là 8cm. Nếu lợp thưa thì khoảng cách cố định là 15cm. Đây chính là "li lá" thường gọi, lớp dày thì là lớp "khít mắt".
+ Xác định "li lá" đồng đều với nhau: Người lợp dùng lòng bàn tay của mình làm "cây đỡ" để căn chừng khoảng cách giữa các li lá đồng đều với nhau. Điều chỉnh độ dày thưa cho mái, sau đó dùng lạt buộc lạt chặt với rui.
Đặc điểm của lá dừa nước
Dừa nước là loại cây quá đỗi quen thuộc với người dân miền Tây sông nước. Dừa nước mọc dọc theo bờ sông, vùng biển phì nhiều, là môi trường tốt nhất cho loài cây này phát triển.
Cây dừa nước vô cùng đa năng, quả dừa nước có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, lá dừa có thể dùng lợp mái nhà. Mái nhà bằng dừa nước thường có độ dày vào khoảng 20cm, nếu lớp đúng quy trình và kỹ thuật thì tuổi thọ có thể lên đến 10 năm.
Quy trình để thực hiện nhà bằng dừa nước
Bước 1: Chọn lá và nguyên vật liệu
Lựa lá dừa để lợp mái phải có các tiêu chuẩn như dùng tàu lá vừa chín tới, không bị sâu bọ hay rách quá nhiều, nên chọn những tàu lá màu xanh đậm, già, có độ bền và tuổi thọ cao.
Đem những tàu lá phơi theo từng cặp, phơi từ 10 - 15 ngày, sau đó bắt tay vào thi công.
Đồng thời, chuẩn bị cột, rui, mè, đòn tay làm khung nhà, giúp cho ngôi nhà thêm bền vững.
Bước 2: Chằm lá dừa nước
Đây là công đoạn quan trọng khi sử dụng lá dừa lợp mái. Bạn sẽ phải phân loại lá dừa theo kích cỡ nhỏ lớn, đối với dừa loại nhỏ thì xé ra, chặt thành nhiều mảnh bằng nhau, chẻ đôi ngay cọng đem đi phơi khô. Đối với những lá dừa lớn sẽ tạo thành từng mảnh nhỏ rồi rọc tách lìa ra, đan lại thành từng mảnh lớn, độ dài của mỗi tấm lá sẽ có độ dài khoảng 1m.
Bước 3: Tiến hành thực hiện
+ Cần thực hiện theo quy trình và kỹ thuật để đảm bảo mái nhà không bị dột. Thợ lợp nên sử dụng mái cây thước ba hình tam giác đều, đặt cây thước nách, tính độ phơi mái công thêm trung bình 1,5cm. Điều chỉnh theo độ cao thấp của mỗi căn nhà khác nhau.
+ Sau đó, người thợ dùng lòng bàn tay của mình làm "cây cỡ" để đo khoảng cách các li lá đồng đều với nhau.
+ Cuối cùng, dựng 2 bên đầu xông, phần tiếp giáp mặt đất sẽ dùng tre trúc làm khung sườn và dựng vách bằng lá chằm hoặc lá xé. Cân nhắc giưa công năng của mái lá và tính thẩm mỹ cho că căn nhà.
Có thể bạn quan tâm: