Nhà sổ chung: 5 rủi ro người mua phải đối mặt
Nhà sổ chung luôn có giá bán rẻ hơn nhiều so với sổ riêng, đây là giải pháp tài chính phù hợp với nhiều người. Thế nhưng, thường giá rẻ sẽ đi kèm nhiều rủi ro mà người mua phải đối mặt.
Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này thông qua bài viết sau!
Rủi ro khi mua nhà sổ chung: Không thể tách sổ
Người mua nhà sổ chung luôn kỳ vọng tương lai có thể tách sổ riêng cho mình. Dẫu vậy, không phải lúc nào cũng có thể tách sổ một cách thuận lợi. Có không ít trường hợp do diện tích khu đất của nhỏ nên không được phép tách sổ.
Theo quy định Khoản 1 Điều 5 Quyết định 60/2017/QĐ-UBND ngày 05/12/2017 của UBND TP.HCM quy định về diện tích đất tối thiểu có thể tách thửa. Cụ thể:
Khu vực | Thửa đất ở hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa |
Khu vực 1: Quận 1, 3, 4, 5, 6, 8, 10, 11, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú. | Tối thiểu 36m2, chiều rộng của mặt tiền thửa đất không quá nhỏ hơn 3m. |
Khu vực 2: Quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức và thị trấn các huyện. | Tối thiểu 50m2, chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m. |
Khu vực 3: Nhà Bè, Bình Chánh, Thủ Đức, Củ Chi, Cần Giờ (ngoại trừ thị trấn). | Tối thiểu 80m2, chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 5m2. |
Trong các trường hợp, mua nhà sổ chung để đầu tư, mong muốn sau này tách sổ sẽ bán được giá cao như kỳ vọng thì cũng cần cân nhắc về vấn đề thời gian. Việc tách sổ thường mất thời gian khá lâu, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền của bạn.
Rủi ro khi mua nhà sổ chung: Những vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng
Khi sử dụng nhà sổ chung, tất cả các vấn đề đều cần cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Cần có sự nhất trí của tất cả những người đồng sở hữu. Vì thế, mỗi khi bạn muốn làm bất cứ điều gì thì cần phải thực hiện một bước là thuyết phục những người đồng sở hữu còn lại, tránh trường hợp tranh cãi.
Việc làm này gây ra không ít rắc rối, phiền hà. Đặc biệt khi bạn đang có mối quan hệ “cơm không lành, canh không ngọt” với một ai đó trong sổ.
Rủi ro khi mua nhà sổ chung: Những tranh chấp giữa người đồng sở hữu
Trên cùng một mảnh đất, trên cùng một căn nhà mà quyền sử dụng, quyền sở hữu đồng sở hữu thì vấn đề tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận và khai thác công dụng từ tài sản thật.
Nếu không có phương án xử lý hợp lý, thiếu sự thỏa thuận giữa các bên thì bạn có thể đối mặt với vòng xoáy tranh chấp không hồi kết.
Rủi ro khi mua nhà sổ chung: Khó lòng chuyển nhượng
Song song với giá rẻ thì nhà sổ chung lại tiềm ẩn nhiều rủi ro. Cùng với đó, khi thực hiện bất cứ giao dịch nào thì cần có sự đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu, từ đó người mua sẽ cảm thấy e dè.
Những lý do này đã khiến bạn gặp không ít khó khăn. Nếu đang cần bán gấp nhà sổ chung, đồng thời chuyển nhượng thì cũng gặp phải tình trạng ép giá.
Rủi ro mua nhà sổ chung: Các cản trở khi thế chấp ngân hàng
Xét về lý thuyết, nhà sổ chung có thể dùng để thế chấp ngân hàng. Thế nhưng, trên thực tế thì việc vay ngân hàng bằng nhà sổ chung lại vô cùng rắc rối.
Để có thể hoàn thiện các thủ tục cần phải có chữ ký đồng thuận của tất cả các chủ sở hữu còn lại trên sổ. Một số trường hợp thì ngân hàng sẽ yêu cầu bạn tách sổ trước khi muốn thế chấp. Đến lúc đáo hạn bạn cũng sẽ gặp những khó khăn này.
Bạn đang theo dõi bài viết Nhà sổ chung: 5 rủi ro người mua phải đối mặt! Hy vọng bài viết đã mang đến bạn những thông tin bổ ích và có thể áp dụng vào cuộc sống.
Có thể bạn quan tâm: