Hướng dẫn thủ tục vay ngân hàng mua nhà chi tiết nhất
Ngày nay hoạt động vay vốn ngân hàng để mua nhà ngày càng trở nên phổ biến thì việc nắm rõ quy trình, thủ tục vay vốn là điều cần thiết giúp khách hàng chủ động hơn, tiết kiệm thời gian hơn và thực hiện các thủ tục vay một cách nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, còn giúp khách hàng giảm thiểu những rủi ro không đáng có trong lúc làm hồ sơ vay. Sau đây Tienland.vn sẽ hướng dẫn các bạn thủ tục vay ngân hàng mua nhà chi tiết nhất
Mục lục [Ẩn]
1. Điều kiện vay ngân hàng mua nhà
Đối tượng | Công dân Việt Nam. | ||
Độ tuổi | Từ 22- 70 tuổi. | ||
Thường trú/ tạm trú | Sổ hộ khẩu, sổ KT3 hoặc giấy tạm trú. | ||
Giấy tờ tùy thân | Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước, giấy kết hôn nếu đã kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân nếu trường hợp chưa kết hôn. | ||
Thu nhập |
|
||
Yêu cầu khác |
|
2. Thủ tục vay ngân hàng mua nhà như thế nào?
Thông thường khách hàng sẽ phải chủ động liên hệ với ngân hàng để làm thủ tục vay. Còn đối với nhà dự án, thường các chủ đầu tư có chương trình liên kết ngân hàng hỗ trợ vay với mức lãi suất ưu đãi, thủ tục giải ngân cũng dễ dàng và nhanh chóng hơn.Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ (giấy tờ), bao gồm:
- Hồ sơ nhân thân:
- CMND hoặc hộ chiếu
- Sổ hộ khẩu hoặc sổ KT3
- Xác nhận tình trạng hôn nhân gồm có: giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy chứng nhận độc thân.
- Hồ sơ chứng minh mục đích vay gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của ngân hàng)
- Hợp đồng đặt cọc hoặc hợp đồng mua bán nhà
- Các chứng từ nộp tiền cho các lần đã thanh toán.
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hồ sơ pháp lý của nhà đang dự định mua
- Hồ sơ chứng minh thu nhập:
- Nếu nguồn thu nhập từ lương gồm: Hợp đồng lao động, sao kê lương (hình thức nhận lương bằng chuyển khoản) hoặc bảng lương và xác nhận lương của công ty (hình thức nhận lương bằng tiền mặt).
- Nếu nguồn thu nhập từ việc cho thuê tài sản (nhà hoặc xe): Pháp lý tài sản cho thuê, hợp đồng cho thuê tài sản, chứng từ liên quan đến tiền thuê 3 tháng gần nhất, ảnh chụp tài sản cho thuê.
- Nếu nguồn thu nhập từ hoạt động kinh doanh gồm: Giấy phép kinh doanh hộ gia đình hoặc doanh nghiệp, giấy tờ liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh
- Hồ sơ khác: Trường hợp bạn đang có khoản vay tại các ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác thì chuẩn bị thêm những hồ sơ liên quan như hợp đồng tín dụng, sao kê tài khoản thanh toán các kỳ gần nhất...
Quy trình thẩm định thông thường bao gồm:
- Kiểm tra lịch sử tín dụng & điểm tín dụng (có nợ xấu, nợ chú ý...)
- Thẩm định qua điện thoại
- Thẩm định thực tế tại nơi làm việc (kinh doanh), nơi cư trú và đi thẩm định (thực địa) tài sản thế chấp để định giá.
- Việc định giá tài sản có thể diễn ra đồng thời hoặc sau khi đã có quyết định cho phép vay.
- Bộ phận định giá có thể là cán bộ ngân hàng hoặc được thuê từ 1 đơn vị thẩm định độc lập bên ngoài.
- Chi phí định giá có thể do ngân hàng hoặc khách hàng trả tùy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng.
- Giá trị định giá tài sản thế chấp là cơ sở quyết định đến khoản vay (được vay nhiều hay ít).
Nếu hồ sơ đáp ứng đầy đủ yêu cầu cũng như điều kiện vay vốn, thì ngân hàng sẽ thông báo và tiến hành các thủ tục giải ngân. Khi này sẽ xảy ra hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Đã hoàn thành thủ tục sang tên nhà đất
- Trường hợp 2: Chưa hoàn thành thủ tục sang tên nhà đất
Bước 4: Giám sát tín dụng và thanh lý hợp đồng
Trong suốt thời gian vay vốn, nhân viên tín dụng sẽ thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng có theo đúng mục đích hay không, cũng như đảm bảo khách hàng vẫn đủ tài chính để trả nợ.
Quy trình vay tiền chỉ kết thúc khi nào khách hàng trả hết số nợ gốc lẫn lãi vay cho bên ngân hàng.
3. Lãi suất vay ngân hàng
Hình thức vay | Lãi suất ưu đãi (%/năm) | Lãi suất sau ưu đãi (%/năm) | Thời gian tối đa |
Vay thế chấp | 6 - 8,3 | 10 - 12 | 25 năm |
Vay tín chấp | 10 - 16 | 16 - 25 | 5 năm |
➁ Top 10 ngân hàng có lãi suất vay tốt nhất
Tên ngân hàng | Lãi suất vay thế chấp (%/năm) | Lãi suất vay tín chấp (%/năm) |
Vietcombank | 8,4 - 12,2 | 10 - 16 |
Vietinbank | 6 - 8,1 | 9,6 |
VIB | 8,2 - 8,7 | 8,4 - 15,5 |
VPBank | 6,99 - 8,5 | 15,96 - 21 |
ACB | 9,8 - 11,5 | 22 |
Sacombank | 7,49 - 8,5 | 8,5 - 11 |
BIDV | 6,5 - 9,3 | 11,9 |
TPBank | 6,8- 11,88 | 17 |
Maritime Bank | 6,59 - 8,75 | 10 - 17 |
OCB | 7,68 | 20,4 |
4. Hướng dẫn cách tính lãi suất vay ngân hàng
➀ Tính lãi suất vay dựa trên dư nợ gốc
Tính trên dư nợ gốc là cách thức tính lãi theo đó tiền lãi được tính theo dư nợ gốc không thay đổi mỗi tháng (Tức là dù gốc có giảm nhưng lãi vẫn giữ nguyên cho đến cuối kỳ).Công thức: Lãi suất tháng = Lãi suất năm/12 tháng Tiền lãi trả hàng tháng = Số tiền gốc * Lãi suất tháng Tổng số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền gốc/12 tháng + tiền lãi trả hàng tháng |
➁ Tính lãi suất vay dựa trên dư nợ giảm dầnVD: Anh Hoàng đi vay 200.000.000 VNĐ, trong thời hạn 12 tháng. Trong suốt 12 tháng, lãi suất luôn được tính trên số tiền nợ gốc là 200.000.000 VNĐ. Với lãi suất là 12%/năm thì số tiền anh Hoàng phải trả là bao nhiêu?
Theo công thức ta tính lãi suất hàng tháng như sau:
- Tiền lãi phải trả hàng tháng = 200.000.000 * 12%/12 = 2.000.000 VNĐ
- Số tiền anh Hoàng phải trả hàng tháng = 200.000.000/12 + 2.000.000 = 18,666,667 VNĐ.
- Sau 12 tháng số tiền anh Hoàng cần trả cho ngân hàng là 224.000.000 VNĐ
Theo cách tính lãi trên dư nợ giảm dần thì lãi chỉ tính trên số tiền bạn còn nợ (sau khi đã trừ ra số tiền nợ gốc bạn trả hàng tháng trước đó).
Công thức: Số tiền phải trả hàng tháng = Số tiền vay/thời gian vay + Số tiền vay * lãi suất cố định hàng tháng. |
VD: Anh Hoàng đi vay 200.000.000 VNĐ, trong thời hạn12 tháng. Vậy số tiền gốc mà anh Hoàng sẽ phải trả hàng tháng là 16.666.667 VNĐ.
- Tháng đầu tiên anh Hoàng sẽ phải trả: 16.666.667 + 200.000.000 * 12%/12 = 18.666.667 VNĐ
- Tháng thứ hai anh Hoàng sẽ phải trả: 16.666.667 + (200.000.000 – 18.666.667)* 12%/12 =18.480.000 VNĐ.
- Tháng thứ ba anh Hoàng sẽ phải trả: 16.666.667 + (200.000.000 – 18.666.667 – 18.480.000)*12%/12 = 18.295.200 VNĐ
- Các tháng tiếp theo cũng áp dụng theo công thức này.
5. Một số lưu ý khi vay ngân hàng mua nhà cần nắm
Đành rằng ngân hàng cho vay tối đa 80% giá trị căn nhà nhưng việc vay nhiều so với khả năng thanh toán sẽ khiến khách hàng rơi vào khủng hoảng tài chính. Chính vì thế, khoảng vay hợp lý chỉ nên từ 30 - 40% giá trị của căn nhà và mỗi tháng khách hàng chỉ trích ra 28% thu nhập cho thanh toán lãi vay cho ngân hàng.
➁ Lựa chọn thời gian vay hợp lý
Tương tự như xác định khoản vay, khách hàng nên rút ngắn khoảng vay thay vì vay hết thời hạn vay tối đa 25 năm để giảm đi gánh nặng tài chính hàng tháng và không phải sống trong cảnh chịu áp lực tâm lý vì một khoản nợ kéo lên đến 25 năm.
➂ Nắm rõ quy định lãi suất
Ngoài tìm hiểu rõ về lãi suất vay, khách hàng cần tìm hiểu rõ về phí phạt trong quá trình vay như: thanh toán chậm trễ, thanh toán toàn bộ khoản vay trước thời hạn quy định... Đồng thời, khách hàng cũng nên lưu ý đến trường hợp lãi suất ưu đãi (thường chỉ áp dụng trong khoảng thời gian ngắn từ 1-2 năm đầu).
Có thể bạn quan tâm: