15 không gian bếp vừa đẹp vừa sang
Nhà bếp là không gian "giữ lửa" dành cho mỗi người phụ nữ giúp hâm nóng tình yêu giữa các thành viên trong gia đình. Đây là nơi mà mọi người sum họp lại cùng nhau ăn uống, kể chuyện cho nhau nghe. Chính vì vậy, việc thiết kế không gian nhà bếp sao cho vừa thẩm mỹ, vừa hợp phong thủy, vừa thấy được sự ấm áp trong đó, thì ko phải ai cũng làm được. Cùng tham khảo những không gian nhà bếp nhỏ gọn nhưng vô cùng ấm cúng dưới đây.
1. Nên lưu ý gì khi thiết kế không gian nhà bếp?
Không gian nhà bếp không chỉ là nơi để nấu nướng, mà đây còn là nơi để các thành viên có thể thưởng thức những bữa ăn ngon, cùng nhau chia sẻ những câu chuyện về công việc, học hành. Vậy để có được cho gia đình một căn bếp đúng chuẩn ĐẸP - TIỆN NGHI - AN TOÀN, khi thiết kế bạn nên lưu ý những gì?
+ Lên một thiết kế chi tiết cho căn phòng bếp của bạn với kích thước, hình dáng, cửa sổ, cùng cách bố trí nội thất cho căn phòng. Phải đảm bảo thuận tiện nấu nướng nhưng cũng phải có tính thấm mỹ cao;
+ Hệ thống chiếu sáng: Ngày nay, hệ thống đèn chiếu sáng ở bếp có nhiều kiểu dáng và chức năng khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ như đèn hắt tường, đèn hắt trần, đèn trang trí,.. Lắp đặt làm sao để làm hài hòa tổng thể căn phòng, không bị lóa hay chói mắt, tạo cảm giác thoải mái,...
+ Lựa chọn phong cách cho căn phòng bếp: Bạn có thể chọn cách bày trí theo những phong cách như hiện đại, tân cổ điển, cổ điển,..có thể tạo ra một thể thống nhất với những không gian khác, hoặc mang lại sự phá cách cho căn bếp của bạn.
+ Sử dụng hệ thống bếp nấu phù hợp: Tùy theo thói quen của mỗi gia đình mà lựa chọn bếp nấu khác nhau như bếp gas, bếp điện,..Tuy nhiên, dù sử dụng bếp nấu nào nhưng để đảm bảo cho việc nấu nướng khoảng cách giữa 2 bếp ít nhất là 300mm để tránh tay cầm đụng nhau, hoặc dễ bị bỏng trong khi nấu ăn. Đồng thời, những thiết bị khác như chậu rửa nên cách bếp 600mm để không bị nước văng, ảnh hưởng đến quá trình nấu nướng;
+ Lựa chọn tủ và chậu rửa: Tủ bếp thường xuất hiện khá nhiều trong gian phòng bếp với chức năng đựng chén bát, cất đồ đạc. Lưu ý khi thiết kế tủ đồ trên dưới chính là đo đạc chiều cao và chiều sâu hợp lý để không gây ra bất tiện khi sử dụng. Đối với chậu rửa thì nên đặt ở cửa số thoáng gió để luôn có ánh sáng mà khô ráo.
+ Thông gió và thiết bị: Những thiết bị thống gió và hút mùi là vô cùng cần thiết vì đây là nơi diễn ra nhiều quá trình nấu nướng. Đảm bảo cho không khí trong phòng luôn được làm sạch. Bên cạnh đó, nên bổ sung vào căn phòng bếp của bạn bình cứu hỏa để xử lý kịp thời khi có tình huống bất ngờ xảy ra, ổ điện nên lắp cao hơn mặt bếp ít nhất 150 mm để đảm bảo các quy định về an toàn cháy nổ.
2. Một số mẫu thiết kế không gian nhà bếp đẹp
Phong cách nội thất phòng bếp Scandinavian
Phong cách Bắc Âu nổi bật với 3 yếu tố tinh tế - sự tối giản - chức năng tiện dụng. Gam màu chủ đạo là màu trắng nhẹ nhàng, nội thất tối giản với chất liệu gỗ, cùng thảm họa tiết sọc, tạo cảm giác ấm cúng. Ánh sáng trong không gian cũng nhẹ nhàng và vô cùng tinh tế.
Dùng gỗ là nội thất phòng ngủ
Ngoài gam màu trắng, gia chủ có thể sử dụng với tông màu trung tính với tông màu nâu của gỗ. Vừa mềm mại, sang trọng và thêm phần trẻ trung cho căn phòng. Nhiều gia đình còn sử dụng thêm màu tông trắng xám, hoặc với những gam màu trung tính, không gian ngôi nhà trở nên thoáng rộng hơn.
Trên đây là những mẫu thiết kế không gian nhà bếp vừa thẩm mỹ, vừa tiện nghi, cập nhật đến các bạn đọc tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: