Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (ký hiệu toàn tuyến là CT 14), thuộc quy hoạch phát triển mạng lưới đường cao tốc Bắc Nam đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020. Đóng vai trò là tuyến giao thông kết nối vùng Đông Nam Bộ với vùng Nam Tây Nguyên, thúc đẩy nền kinh tế khu vực và phát triển du lịch của địa phận mà tuyến cao tốc này đi qua.
Mục lục [Ẩn]
- 1. Quy hoạch tuyến Dầu Giây - Liên Khương
- 1.1 Giai đoạn 1: Đoạn Dầu Giây (Thống Nhất), Đồng Nai – Tân Phú (Đồng Nai)
- 1.2 Giai đoạn 2: Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng)
- 1.3 Giai đoạn 3: Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Liên Khương (Đức Trọng), Lâm Đồng
- 2. Tiến độ hiện tại của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
- 3. Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sẽ là bàn đạp cho khu vực phát triển
1. Quy hoạch tuyến Dầu Giây - Liên Khương
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương dài 200,3 km, có điểm đầu nối với cao tốc TP HCM - Long Thành – Dầu Giây, điểm cuối nối với đoạn Liên Khương – Prenn và được chia thành 3 giai đoạn cụ thể như dưới đây.
1.1 Giai đoạn 1: Đoạn Dầu Giây (Thống Nhất), Đồng Nai – Tân Phú (Đồng Nai)
Đoạn này dài 60 km đi qua địa bàn của các huyện gồm huyện Tân Phú (220 ha), huyện Thống Nhất (64 ha), huyện Xuân Lộc (16 ha) và huyện Ðịnh Quán (160 ha). Giai đoạn này đầu tư theo hình thức BOT với số vốn lên đến 7.000 tỷ đồng. Được xem là tuyến đường thiết yếu kết nối 3 vùng gồm TP HCM, Vũng Tàu và Đồng Nai, ban quản lý dự án kết hợp cùng chính quyền địa bạn ra sức ưu tiên triển khai dự án vào năm 2019 và nếu đúng theo dự kiến ban đầu sẽ đưa vào sử dụng vào năm 2021.
1.2 Giai đoạn 2: Tân Phú (Đồng Nai) – Bảo Lộc (Lâm Đồng)
Đoạn này dài 66 km, đi qua địa bàn của 2 tỉnh là Đồng Nai - Lâm Đồng. Giai đoạn này được đầu tư theo hình thức vay vốn từ JICA (Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản) với số vốn lên đến 17.000 tỉ đồng.
1.3 Giai đoạn 3: Bảo Lộc (Lâm Đồng) – Liên Khương (Đức Trọng), Lâm Đồng
Đoạn đường này là giai đoạn cuối cùng của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương có chiều dài 73 km. Số vốn đầu tư của tuyến Bảo Lộc - Liên Khương 13.000 tỷ đồng, với sự hỗ trợ trực tiếp từ ngân sách Nhà nước là 3.000 tỷ đồng.
2. Tiến độ hiện tại của tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A với vận tốc thiết kế 80 - 120 km/h. Đến hiện tại tuyến đường này vẫn chỉ dừng ở khâu giải phóng mặt bằng và đền bù giải tỏa cho người dân. Theo đúng như kế hoạch thì sẽ triển khai vào quý IV/2020, đồng thời đề xuất danh mục đầu tư giai đoạn 2021 - 2030; với đoạn Dầu Giây - Tân Phú sẽ được ưu tiên nguồn vốn đầu tư trong giai đoạn 2021 - 2025. Cụ thể:
- Tuyến cao tốc Dầu Giây - Tân Phú: Dự kiến sẽ triển khai vào năm 2019 song vì chưa giải quyết được vấn đề giải phóng mặt bằng và chưa huy động kịp nguồn vốn nến đến giờ, dự án vẫn bị bỏ dở, chưa được triển khai.
- Bên cạnh đó, hai đoạn đường còn lại là Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương vẫn đang được Bộ GTVT triển khai phương án đầu tư từ nguồn vốn vay ODA (hoặc ngân sách nhà nước).
3. Cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sẽ là bàn đạp cho khu vực phát triển
Tuyến cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sau khi hoàn thành được dự đoán sẽ là tuyến đường góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội - du lịch của những khu vực cận kề.
Đầu tiên phải nhắc đến khả năng liên kết giao thông của tuyến cao tốc này. Sau khi hoàn chỉnh sẽ cùng với cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây trở thành huyết mạch giao thông quan trọng rút ngắn thời gian và giảm thiểu chi phí vận chuyển hàng hóa ở các khu vực mà cao tốc đi ngang qua. Bên cạnh đó, thời gian di chuyển từ TP. HCM lên Bảo Lộc, Đà Lạt giảm bớt một nửa so với tuyến đường cũ hiện nay. Đây là động lực vừa giúp phát triển kinh tế, vừa thúc đẩy du lịch ở Đà Lạt phát triển mạnh hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, 2 vùng kinh tế kề cận là Đông Nam Bộ và Tây Nguyên cũng sẽ được liên kết với nhau, tăng khả năng giao thông - giao thương của vùng và thu hút khách du lịch trên khắp cả nước về các thành phố như Đà Lạt, Nha Trang, TP. HCM.
Thị trường bất động sản khu vực cũng theo đó mà có những chuyển biến rõ rệt nhờ vào mạng lưới giao thông cũng như kinh tế vùng đang có những bước tiến mới. Đây sẽ là bàn đạp đưa bất động sản khu vực đến với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo lực đẩy cho sự phát triển toàn diện của vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.
Thông tin nhanh dự án
Tên dự án: Cao tốc Dầu Giây - Đà Lạt | Chiều dài: Hơn 200 km |
Điểm đầu: Nút Dầu Giây, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai | Vốn đầu tư 65.000 tỉ đồng |
Điểm cuối: tại chân đèo Prenn, TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng | Hình thức đầu tư: BOT và nguồn vốn từ cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (bao gồm cả chi phí giải tỏa mặt bằng) |
Trên đây là những thông tin của tuyến Dầu Giây - Liên Khương. Chúng tôi sẽ luôn cập nhật tiến độ mới nhất của dự án để kịp thời đưa nhiều thông tin hữu ích nhất đến bạn đọc.
Có thể bạn quan tâm: