Những kiến thức cần biết về Thừa phát lại

“Thừa phát lại” - cụm từ có thể gây khó hiểu đối với những người bình thường hay thậm chí đối với cả những người học chuyên ngành Luật. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ những kiến thức liên quan đến lĩnh vực này.

Nắm rõ khái niềm Thừa phát lại
Nẵm rõ khái niệm Thừa phát lại

Thừa phát lại là gì?

Theo Nghị quyết số 107/2015/QH13 : “ Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan” .

Theo đó, dựa trên những tiêu chuẩn nghiêm ngặt, Nhà nước sẽ sàng lọc qua những người đủ điều kiện cần để để trở thành thừa phát lại.

Những tiêu chuẩn để  đánh giá Thừa phát lại bao gồm:

  • Là người có quốc tịch Việt Nam, có đủ sức khỏe và là công dân có đạo đức tốt, không quá 65 tuổi;
  • Không có bất cứ tiền án nào;
  • Tốt nghiệp chuyên ngành Luật, với những người có kinh nghiệm công tác pháp luật 3 năm trở lên tại các đơn vị,cơ quan luật pháp;
  • Những người đã tốt nghiệp khóa đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.Đáp ứng được những yêu cầu kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Thừa phát lại là sự lựa chọn của nhiều cử nhân Luật
Thừa phát lại là sự lựa chọn của nhiều cử nhân Luật

Phần việc mà Thừa phát lại thực hiện.

  • Tống đạt : Thông qua việc giao nhận giấy tờ, hồ sơ và thông báo theo yêu cầu của Tòa án dựa vào những Nghị định và pháp luật có liên quan
  • Lập vi bằng lưu trữ lại những sự kiện và hành vi có thật  thông qua việc ghi nhận do Thừa phát lại xác thực theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Chỉ trực tiếp thực thi và xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự, không tổ chức các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng, cơ quan thi hành án dân sự

Mô hình hoạt động và quy định của Thừa phát lại

Như những ngành nghề khác, Thừa phát lại có cơ quan đại diện được biết đến là Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện những công việc được giao theo quy định và pháp luật có liên quan. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng văn phòng Thừa phát lại ( bắt buộc phải là Thừa phát lại). Nếu văn phòng được thành lập từ 01 Thừa phát lại sẽ thuộc hình thức doanh nghiệp tư nhân, từ 02 Thừa phát lại trở lên là loại hình công ty hợp danh và Thừa phát lại sẽ làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ. 

Mọi  văn phòng Thừa phát lại đều có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Văn phòng Thừa phát lại được xác định bằng tên của khu vực đứng sau
Văn phòng Thừa phát lại được xác định bằng tên của khu vực đứng sau

Lưu ý đối với những văn phòng Thừa phát lại không được phép  mở chi nhánh, văn phòng đại diện hay các cơ sở và địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại. Tuyệt đối không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại có nghĩa vụ thực hiện những công việc sau đây: 

  •  Quản lý từng cá nhân Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình trong việc chấp hành theo những Quy định và pháp luật có liên quan.
  • Chấp hành những quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê;
  • Niêm yết và theo dõi sự tuân theo lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện phần việc của Thừa phát lại và những nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng;
  • Đảm bảo thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
  • Đáp ứng đúng quyền lợi thông qua việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
  • Cung cấp trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo đúng quy định do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
  • Tiếp nhận và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình;
  • Khuyến khích và tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại;
  •  Hoàn thành kịp thời  yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo và thanh tra, cung cấp thông tin về những hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ liên quan đến Thừa phát lại;
  • Đưa ra những công việc chi tiết như lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
  • Những  nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Chi phí Thừa phát lại 

Dựa theo những công việc mà Thừa phát lại thực hiện, chi phí được chia ra làm chi phí tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và thi hành án. Tuy vậy, quy định về khung mức tống đạt dao động từ 65.000 đồng đến 130.000 đồng/ việc. 

Với những trường hợp như tống đạt vượt ra khỏi phạm vi địa bàn cấp tỉnh hoặc ở vùng sâu vùng xa thì những cơ quan có thẩm quyền sẽ thỏa thuận lại với văn phòng Thừa phát lại về chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí theo những quy định của pháp luật hiện hành.

Theo nhiều trường hợp mà việc thanh toán chi phí tống đạt sẽ thay đổi. Với trường hợp đương sự phải chịu chi phí thì Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự phải thu và chuyển số tiền đó cho văn phòng Thừa phát lại. Trong trường hợp đương sự chưa thanh toán kịp thời thì những cơ quan trên phải tạm ứng trước kinh phí để thanh toán trước cho văn phòng Thừa phát lại.

Tóm lại, những chi phí tống đạt giấy tờ, tài liệu và các công việc có liên quan đến tư pháp trong lĩnh vực dân sự cửa cơ quan có thẩm quyền đều do Bộ trường Bộ tư pháp quy định. Mọi chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại đều phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu, Kho bạc Nhà nước sẽ kiểm soát thanh toán những chi phí trên. 

Trên đây chỉ là những kiến thức cơ bản cung cấp tới cho những người muốn hiểu thêm về Thừa phát lại và những quy định có liên quan. Nếu bạn là người hoạt động trong các cơ quan Nhà nước hay muốn dấn thân vào ngành Luật, thì hãy tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn thông qua những bài viết sau của chúng tôi.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

thừa phát lại

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.