Những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh cần nắm vững
Hiệu quả của kinh doanh sẽ dựa vào chất lượng và giá trị của mỗi loại mặt bằng. Dưới đây là những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh cần nắm vững để nâng cao lợi nhuận cho công việc của bạn.
1. Xác định mặt bằng phù hợp với loại hình kinh doanh
Những thông tin về mặt bằng bạn cần xác định, bao gồm: diện tích, mức giá, vị trí, quy mô,.. phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn. Bạn có thể tìm kiếm thông tin này qua Internet, bạn bè, người thân, hay sự tư vấn đến từ những môi giới sẽ giúp bạn khoanh vùng và sàng lọc được loại mặt bằng bạn muốn nhanh hơn. Nên nhớ rằng, tiêu chuẩn bạn đặt ra càng cụ thể thì sẽ tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả khi tìm kiếm hơn.
Đồng thời, sau khi tìm ra được mặt bằng đáp ứng đầy đủ những tiêu chí trên, nên trực tiếp đến nơi để khảo sát và kiểm chứng, để chắc chắn sản phẩm đúng như những gì được quảng bá và giới thiệu.
2. Nghiên cứu vị trí, hạ tầng xung quanh thật kỹ càng
Đối với vị trí, bạn nên đặt ra những câu hỏi như khu vực này có đông dân cư không? Nhu cầu của họ về lĩnh vực bạn kinh doanh như thế nào? An ninh có được đảm bảo không? Hạ tầng xung quanh hoàn thiện hay chưa? Chắc chắn khi tìm ra câu trả lời bạn sẽ chọn được cho mình loại mặt bằng phù hợp.
Một lưu ý cho bạn, việc tìm kiếm mặt bằng nên theo trình tự lên ý tưởng kinh doanh trước sau đó hãy chọn mặt bằng phù hợp. Tránh trường hợp vì thấy mặt bằng giá rẻ mà mua ngay. Bạn nên nhớ rằng, mục đích của việc mua mặt bằng là để giúp việc kinh doanh của bạn trở nên hiệu quả, chứ không phải mua xong để đó hay không giúp ích gì cho việc kinh doanh của bạn. Giá cả là một yếu tố, tuy nhiên sẽ có nhiều yếu tố khác quan trọng hơn rất nhiều.
3. Xác định đúng đối tượng khách hàng
Dựa trên sản phẩm kinh doanh, bạn nên sàng lọc khách hàng theo những bước sau đây:
- Về nhân khẩu học: Xác định giới tính, thói quen, nhu cầu, độ tuổi, hành vi của khách hàng
- Thông tin về sản phẩm: Sản phẩm mà người dân ở đây sử dụng, có điểm gì giống với sản phẩm của bạn, hay mức độ thường xuyên sử dụng sản phẩm và khả năng chi trả cho nó.
- Đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc sản phẩm: Tìm hiểu xem điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ, đánh giá khách quan sản phẩm của mình, điều gì tạo nên sức hút của đối thủ đến với khách hàng.
Những cách trên đây sẽ giúp bạn tìm ra được nhu cầu của thị trường, chọn đúng điểm rơi để chọn lựa loại mặt bằng thích hợp, tối ưu hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro nhất có thể.
4. Thương lượng với chủ cho thuê mặt bằng
Mọi giao dịch đều dựa trên sự chấp thuận đàm phán và thỏa thuận của cả hai bên. Trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, việc đưa ra những điều khoản vừa hợp lý, đồng thời thuận bên bán - được lòng bên mua, sẽ làm cho hợp đồng có giá trị hơn, đem tới sự ràng buộc để cả hai bên ý thức được quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ trước pháp luật.
5. Nhanh chóng thực hiện hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh
Trải qua quá trình tìm kiếm, nghiên cứu và thương lượng với chủ mặt bằng thì đây là bước quyết định của giao dịch này: Ký hợp đồng cho thuê mặt bằng.
Những lưu ý khi ký hợp đồng cho thuê mặt bằng, cả bên bán và bên mua phải kiểm tra kỹ thông tin cá nhân, giá cả, diện tích, thời gian, chi phí các loại, cùng những điều khoản đi kèm quy định theo pháp luật. Hợp đồng này phải được công chứng ở cơ quan có thẩm quyền trược sự có mặt của cả hai bên.
Đến đây, quá trình cho thuê mặt bằng coi như cơ bản hoàn thành. Hy vọng với những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh ở trên có thể phần nào đem đến những thông tin cần thiết cho công việc kinh doanh của bạn.
Có thể bạn quan tâm: