Phí quản lý chung cư gồm những gì?
Hiểu rõ về phí quản lý chung cư sẽ giúp bạn tránh những rủi ro về việc sử dụng phí quản lý từ những đơn vị đầu tư và Ban quản lý. Cùng chúng tìm hiểu kỹ càng chi phí quản lý chung cư và những vấn đề liên quan đến vấn đề này.
1. Phí quản lý chung cư là gì?
Phí vận hành (quản lý) chung cư là chi phí được dùng để trả những khoản dịch vụ phục vụ cho hoạt động của chung cư đó. Phí vận hành chung cư sẽ được hạch toán vào hoạt động kinh doanh và chịu sự quản lý của đơn vị quản lý vận hành chung cư.
Theo quy định tại Điều 31 và Điều 10 Thông tư số 02/2016/TT-BXD:
- Đối tượng: Do các chủ sở hữu nhà chung cư đóng hàng tháng hoặc theo định kỳ (đối với trường hợp đã nhận bàn giao căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư mà chưa sử dụng) để đơn vị quản lý vận hành thực hiện các công việc quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Quy chế này”.
- Hạng mục: Duy trì hoạt động bảo dưỡng thường xuyên của hệ thống kỹ thuật trong chung cư như thang máy, máy bơm nước, máy phát điện, hệ thống báo cháy tự động, và nhiều thiết bị khác. Đồng thời, cung cấp dịch vụ về bảo vệ, giữ gìn vệ sinh và chăm sóc cảnh quan trong khuôn viên chung cư.
Phí quản lý chung cư hoạt động trên những quy tắc:
- Phí quản lý vận hành nhà chung cư sẽ đóng theo tháng hoặc theo định kì, tùy theo quy định của mỗi chung cư, và được tính trên mức giá quy định nhân với diện tích được ghi trong sổ hồng.
- Mức phí sẽ được ghi rõ trong hợp đồng mua bán, căn cứ vào nội dung các công việc cần quản lý, và phải đảm bảo công khai, minh bạch. Nếu chung cư thuộc quyền quản lý của Nhà nước thì giá dịch vụ sẽ được tính theo quy định của UBND cấp tỉnh.
- Mọi khoản chi từ phí quản lý phải căn cứ vào thỏa thuận trước đó và sử dụng đúng mục đích, công khai.
- Phí quản lý vận hành chung cư không bao gồm phí bảo trì phần sở hữu chung (như chi phí giữ xe, phí sử dụng nhiên liệu, năng lượng, điện nước,...).
2. Phí quản lý chung cư bao gồm những gì?
- Phí an ninh bảo vệ: Đảm bảo sự an toàn cho cư dân ở trong khu chung cư;
- Phí dọn dẹp vệ sinh khu vực chung như hành lang, đường nội bộ: Luôn giữ sự thông thoáng sạch sẽ cho khu chung cư;
- Phí sử dụng hồ bơi: Đây là dịch vụ công cộng của khu chung cư, bao gồm phí vệ sinh, bảo vệ,..;
- Tiền chi trả cho việc tưới cây trong khuôn viên chung cư: Đảm bảo cây xanh trong khu vực luôn xanh tươi, đem lại sức sống cho khu chung cư;
- Tiền điện khu vực thang máy: Khu vực công cộng giúp cư dân di chuyển;
- Phí sửa chữa các thiết bị trong khu vực chung: Như đèn hành lang, hệ thống điện thang máy, nâng cấp đường nội bộ;
- Phí lắp đặt hệ thống PCCC:Ưu tiên hàng đầu của khu chung cư để phòng ngừa có hỏa hoạn xảy ra.
3. Cách tính phí quản lý chung cư
Phí quản lý chung cư tùy theo mỗi đơn vị quản lý sẽ có những mức phí cao thấp khác nhau. Một số trường hợp sẽ quy định sẵn trong hợp đồng mua bán của hai bên, một số trường hợp khác Ban quản lý sẽ họp cư dân lại và thống nhất với mức giá chung.- Diện tích thông thủy căn hộ x giá dịch vụ quản lý đối với căn hộ chung cư
- Diện tích sàn sử dụng x giá dịch vụ quản lý đối với khu nhà ở thấp tầng như biệt thự, liền kề, nhà phân lô…
Trên đây là những thông tin liên quan đến phí quản lý chung cư. Hãy nắm rõ những điều trên để không gặp phải những tình huống “tiền mất tật mang” cho mình. Đồng thời để hạn chế những rủi ro, hãy là người khách hàng thông minh, tìm hiểu kỹ về nhà đầu tư và ban quản lý dự án với những dự án chung cư mà mình có ý định mua.
Có thể bạn quan tâm: