Những điều cần biết về hình thức đầu tư PPP

PPP hay còn gọi là hình thức đối tác công tư, là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng dự án của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và doanh nghiệp, nhà đầu tư dự án, nhằm xây dựng, cải tạo, vận hành, kinh doanh và cung cấp dịch vụ.

Hiểu rõ về hình thức đầu tư PPP
Hiểu rõ về hình thức đầu tư PPP 

1. Các hình thức đầu tư PPP phổ biến

Trên thế giới hiện tại đang có 05 mô hình đầu tư PPP như sau:

  1. Nhượng quyền khai thác: Với mô hình này, cơ sở hạ tầng sẽ được Nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao cho tư nhân vận hành và khai thác, thường là thông qua đấu giá;
  2. Thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành (DBFO): Với mô hình này, tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước;
  3. Mô hình xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO): Đây là hình thức công ty thực hiện dự án sẽ trực tiếp thi công công trình, sở hữu và vận hành công trình;
  4. Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT): Với mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ thi công và vận hành công trình trong một thời gian nhất định, rồi chuyển giao toàn bộ cho Nhà nước quản lý;
  5. Xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO): Với mô hình này, sau khi công trình được xây dựng xong thì chuyển giao quyền sở hữu ngay cho Nhà nước, nhưng công ty thực hiện dự án được phép giữ nguyên quyền khai thác của mình.

2. Điểm mạnh và điểm yếu của hình thức đầu tư PPP

Với mô hình SWOT, được viết tắt của Strengths (Ưu thế) - Weaknesses (Điểm yếu) - Opportunities (Cơ hội) - Threat (Thách thức), áp dụng trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp.

Ma trận SWOT là mô hình trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp
Ma trận SWOT là mô hình trong phân tích kinh doanh của doanh nghiệp

Trên thực tế cho thấy, không một Quốc gia nào có đủ khả năng để chi trả cho mọi khoản đầu tư, chi phí xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng. Vì vậy, việc tìm kiếm những nguồn đầu tư mới với sự tham gia của tư nhân, cung cấp dịch vụ công là ưu tiên của nhiều nước vào thời điểm cạn kiệt về ngân sách. Việt Nam cũng không thoát khỏi tình cảnh đó, việc tìm đến hình thức đầu tư PPP là sự lựa chọn hàng đầu để xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước.

Tuy vậy, hình thức đầu tư PPP theo Nghị định 63/2018/NĐ-CP đã có nhiều thay đổi so với Nghị định số 15/2015/NĐ-CP. Đây được coi là điểm mạnh của Chính phủ với hình thức PPP, cụ thể:

  • Nguồn vốn hỗ trợ chuẩn bị đầu tư: Theo Nghị định cũ, các ban, ngành, UBND cấp tỉnh phải chủ động trong việc huy động nguồn vốn hợp pháp. Tuy nhiên, với những thay đổi tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, Bộ kế hoạch và đầu tư sẽ chịu trách nhiệm đó rồi cấp phát lại cho các bộ, ngành, UBND cấp tỉnh. Điều này sẽ làm giảm rủi ro, tăng tính tự chủ và chịu trách nhiệm của các cơ quan thẩm quyền có liên quan;
  • Về hình thức: Ngoài hai hình thức là sử dụng vốn góp và vốn thanh toán cho nhà đầu tư, Nhà nước cũng có thể tham gia dự án PPP thông qua cách góp quỹ đất, trụ sở làm việc, tài sản kết cấu hạ tầng hoặc quyền kinh doanh, khai thác công trình, dịch vụ được nhượng cho NĐT trong dự án áp dụng loại hình BT (xây dựng – chuyển giao);
  • Về vốn chủ sở hữu và vốn huy động của nhà đầu tư: Theo sự thay đổi tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư đã tăng lên 20% so với 15% như Nghị định cũ. Như vậy, với dự án có phần vốn đến 1.500 tỷ đồng sẽ có vốn chủ sở hữu tối thiểu là 20%, với phần vốn trên 1.500 tỷ thì vốn chủ sở hữu tối thiểu sẽ là 10%.

Như vậy, sự thay đổi này sẽ tác động đến việc lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính chắc chắn hơn so với trước, tránh việc nhà đầu tư vay vốn ngân hàng, dễ xảy ra tình trạng mất khả năng thanh toán khi có vướng mắc xảy ra.

Ngoài những điểm mạnh như trên, phương thức PPP còn gặp phải một số bất cập, với những nguyên nhân dưới đây:

  • Thiếu sót của sự thay đổi theo nghị định số 63/2018/NĐ-CP, quy định về thực hiện dự án BT theo phương thức nhượng quyền kinh doanh, khai thác dịch vụ cho nhà đầu tư, “phạm vi” chỉ xoay quanh lợi ích giữa Nhà nước và nhà đầu tư, mà đã gạt ra quyền lợi của người dân. Đây là nguồn gốc gây ra nhiều vấn đề giữa người dân và chủ đầu tư với nhiệu dự án giao thông có thu phí ngày nay;
  • Nhiều sai phạm trong việc thu phí của các dự án đầu tư theo hình thức PPP, gây ra lỗ hổng cho khu vực công, đè nặng lên kinh tế của người dân. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là chưa có một khung pháp lí cố định nào cho việc thu và quyết định phương thức thu phí cho đường bộ, đường cao tốc, hàng không, đường sắt,...;
  • Chưa cho người dân hiểu rõ về hình thức PPP, mà bắt người dân phải thực hiện đóng phí cho hình thức này, gây ra tình trạng hay có xung đột từ người dân và chủ đầu tư. Vì vậy, yêu cầu Nhà nước phải phổ biến, cung cấp quyền và nghĩa vụ cho người dân nắm rõ;
  • Tính minh bạch trong việc lựa chọn nhà đầu tư: Theo báo cáo, phần lớn các dự án trong thời gian gần đây, nhất là trong lĩnh vực giao thông đều theo hình thức chỉ định thầu. Rủi ro của hình thức này đôi khi sẽ chọn nhầm nhà đầu tư không có đủ năng lực, không hoàn thành dự án như đã cam kết ngay tư đầu. Hoặc nếu hoàn thành, thì không đảm bảo được chất lượng và sự đồng bộ, dẫn đến việc không khai thác được hết công năng và công trình nhanh chóng xuống cấp;
  • Sức hút đầu tư nước ngoài theo hình thức PPP còn chưa cao. Do một số yếu tố như mức giá, ưu đãi, lợi ích chưa rõ ràng dẫn đến việc hình thức này chưa thực sự thu hút được với nhiều nhà đầu tư lớn.

3. Cơ hội và thách thực khi thực hiện dự án PPP tại Việt Nam

Tại Việt Nam, nhu cầu về việc xây dựng và phát triển hạ tầng giao thông là rất lớn. Theo tính toán, trung bình hàng năm cần nguồn vốn là 117.000 tỷ đồng (gần 7,4 USD). Hiện tại, khả năng đáp ứng của nước ta chỉ tầm từ 20 - 30 %, chưa kể những chi phí cho việc phát sinh vận hành hay bảo trì,...Trong tương lai, với sự thay đổi trong cơ cấu thành phần kinh tế cùng quá trình đô thị hóa và hiện đại hóa ngày càng tăng, chắc chắn nhu cầu về việc xây dựng, nâng cấp và mở rộng các công trình giao thông sẽ ngày càng tăng manh ở Việt Nam.

Từ những nghiên cứu thực tế khi triển khai dự án PPP tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, nhà đầu tư vẫn chưa thực sự bị thu hút vì những dự án PPP vẫn có rủi ro khá cao khi thường bị ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách và pháp luật. Theo phân loại rủi ro cấp quốc gia của OECD thì Việt Nam vẫn nằm ở Top khá cao là mức 5. 

Vì vậy, xét về nhiều khía cạnh, hình thức đầu tư PPP phù hợp với tình hình KT- XH của Việt Nam, những cũng cần những phân tích và đường lối đúng đắn để phát triển đúng theo hình thức này, triển khai PPP trong thực tiễn, và biến nó thành đòn bẩy để xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng trong tương lai.


Trên đây là những thông tin cơ bản cần biết về hình thức đầu tư PPP, hy vọng hữu ích đối với những bạn đọc quan tâm.

Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

hình thức đầu tư PPPLuật đầu tư (PPP)Lợi thế của việc đầu tư theo hình thức PPP

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.