Cách tính chi phí xây nhà đơn giản

Làm sao để lên kế hoạch và dự trù tài chính xây dựng một ngôi nhà hoàn thiện mà không phát sinh thêm bất cứ chi phí nào. Dưới đây là cách tính chi phí xây nhà khoa học và một số lưu ý giúp bạn quản lý được những chi phí đó.
Quản lý chi phí như thế nào cho hiệu quả?
Quản lý chi phí như thế nào cho hiệu quả?

1. Cách tính chi phí xây nhà

Những bước trong cách tính chi phí dưới đây bạn có thể áp dụng với tất cả kiểu nhà như nhà cấp 4, nhà tầng, nhà vườn, biệt thự...

1.1 Cách tính diện tích

Đầu tiên, để xác định được giá thành xây nhà, bạn phải biết được diện tích tổng thể của căn nhà, kết cấu nhà cùng với những khoảng không gian phụ như sân thượng, bạn công hay hiên nhà. Cụ thể, cách tính diện tích dưới đây được xem là phổ biến khi được nhiều người áp dụng nhất: 
  • Tầng trệt: 100% 
  • Tầng lầu: 100%/ lầu (nhân lên theo số lượng lầu) 
  • Mái: 30% là mái tôn, 50% là mái bằng và mái ngói là 70% 
  • Sân: 50%

1.2 Cách tính chi phí dựa theo mét vuông

Sau khi đã xác định được tổng thể chi phí của ngôi nhà, bạn sẽ dựa trên mét vuông để tính nhanh chóng và chính xác hơn. Cách là này được các đơn vị thi công nhận thầu với những mức giá khác nhau phụ thuộc vào diện tích ngôi nhà của bạn. Lưu ý ở cách tính này chính là bạn phải đảm bảo tính đúng phần diện tích của tất cả phòng trong nhà, tầng lầu (nếu có) và những khoảng không gian phụ như mái hiên, ban công và sân thượng,..theo cách tính diện tích như trên.

Mức giá của nhiều đơn vị thi công phần thô áp dụng với nhà phố và biệt thự đang dao động từ 2.800.000 – 3.200.000 VNĐ/ mét vuông xây dựng. Với gói xây nhà trọn gói thì từ 4.300.000 – 7.000.000 VNĐ/ mét vuông, phụ thuộc và quy mô và yêu cầu của gia chủ về vật liệu xây dựng.

1.3 Chi phí làm móng nhà

Phần móng là bộ phận quan trọng của một ngôi nhà. Móng chắc thì nhà mới vững, vì vậy cách tính chi phí nhà cũng phức tạp hơn so với những giai đoạn khác. Đối với phần quan trọng này thì có nhiều loại móng khác nhau áp dụng theo từng cách tình khác nhau. Dưới đây là cách tính cho phần móng đơn có thể tham khảo:  
Cách tính cho phần móng đơn
Cách tính cho phần móng đơn

2. Quản lý chi phí xây nhà bằng cách nào để tránh phát sinh thêm?

Ước tính chi phí là một chuyện, những đến lúc triển khai xây nhà lại là một chuyện khác.  Nhiều trường hợp đã lên kế hoạch và tính toán chi phí một cách tỉ mỉ, song đến lúc áp dụng vào thực tế mức chi phí lại bị đôn lên quá cao. Vậy nguyên nhân đến từ đâu và cách giải quyết như thế nào?

Nguyên nhân:  Từ việc gia chủ không thực hiện đúng quy trình và không có thiết kế rõ ràng trước khi xây dựng. Dẫn đến chi phí phát sinh cho những công tác đập đi làm lại vì sai thiết kế. Bên cạnh đó, khâu quản lý cũng không giám sát kỹ lưỡng đơn vị thi công, chất lượng ngôi nhà không được đảm bảo, dẫn đến việc phải tốn chi phí cho việc sửa chửa lại, vừa tốn kém vừa mất thời gian.

Dưới đây là những lưu ý để quản lý tốt chi phí xây nhà:
  • Liệt kê chi tiết toàn bộ các khoản mục chi phítừ phần thô đến lúc hoàn thiện ngôi nhà;
  • Từng khoản mục chi phí: liệt kê số chủng loại, số lượng từng chủng loại, số lượng dự trù,..;
  • Tham khảo mức giá của các chủng loại khác nhau (từ 3 - 5 loại), so sánh về chất lượng và giá thành;
  • Sau đó cộng lại toàn bộ chi phí của các khoản mục;
  • Dự trù thêm 1 khoản chi phí dự phòng, thường là 10% trên tổng chi phí đã cộng ở trên.
Trên đây là cách tính chi phí xây nhà và cách quản lý chi phí từ những người đã có kinh nghiệm thực tế, mong rằng sẽ hữu ích đối với các bạn.
Đăng ký theo dõi Tiền Land Channel để nhận thông tin các dự án mới nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Cách tính chi phí xây nhà 2020Cách tính chi phí xây nhà 2019Báo giá xây nhà trọn gói 2020 TPHCM

DỰ ÁN BẤT ĐỘNG SẢN

NHẬN TƯ VẤN DỰ ÁN

Bạn cần thông tin về dự án, vui lòng để lại thông tin chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết.