Cập nhật tình hình đường vành đai 2 năm 2023
Tuyến đường này có ý nghĩa rất quan trọng đối với giao thông của TPHCM. Theo tính toán sẽ hạn chế được một lượng phương tiện vào trung tâm thành phố. Qua đó giảm thiểu được tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, tuyến đường này vẫn chưa thực sự khép kín. Vì vậy, thành phố phải nhanh chóng đẩy mạnh sự đồng bộ kết nối cho tuyến đường Vành đai 2.
Giới thiệu đường vành đai 2
Đường vành đai 2 là tuyến đường bộ đô thị cấp 1 vòng tròn ở Thành phố Hồ Chí Minh. Được quy hoạch từ năm 2007, có quy mô từ sáu đến mười làn xe, chiều dài hơn 64km và chiều rộng trung bình 35 m. Dự án vành đai 2 là tuyến đường kết nối từ đại lộ Nguyễn Văn Linh qua nút giao Mỹ Thủy (quận 2) đến cầu Phú Hữu (quận 9), qua Xa Lộ Hà Nội, tuyến Phạm Văn Đồng và quốc lộ 1A (đoạn qua quận Thủ Đức). Theo kế hoạch, việc xây dựng tuyến sẽ hoàn tất vào năm 2025.
Lộ trình tuyến đường Vành đai 2 TPHCM
Dự án được phân chia thành 4 đoạn như sau:
- Đoạn 1: kết nối từ bờ cầu Rạch Chiếc trên vành đai phía Đông là cầu Phú Hữu đến Xa lộ Hà Nội, bao gồm nút giao thông Bình Thái dài 3,82 km,nằm trên địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức.
- Đoạn 2: kết nối từ nút giao Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng dài 1,99 km, nằm trên địa bàn quận Thủ Đức.
- Đoạn 3: kết nối từ đường Phạm Văn Đồng đến nút Gò Dưa trên quốc lộ 1 dài 2,75 km vẫn thuộc quận Thủ Đức. Nút giao thông cầu vượt Bình Phước (giao với Quốc lộ 13), nút giao thông An Sương (giao với Quốc lộ 22). Quốc lộ 22, ngã ba An Lập (vòng xoay Tân Tạo) (Quốc lộ 1 giao với đường Hồ Ngọc Lãm).
- Đoạn 4: là đoạn dài nhất kết nối từ nút giao An Lập trên Quốc lộ 1 đến đường Nguyễn Văn Linh, dài 5,3 km, đi qua địa bàn các quận 8, Bình Tân và huyện Bình Chánh.
Tiến độ dự án đường Vành đai 2
Sau 12 năm triển khai, đến nay, tuyến đường này mới hoàn thành được hơn 51 km; với các đoạn từ cầu vượt Gò Dưa (quận Thủ Đức) trên quốc lộ 1 đến vòng xoay An Lạc (huyện Bình Chánh); đoạn từ nút giao Bình Thuận (đường Nguyễn Văn Linh với đường dẫn lên cao tốc TP.HCM – Trung Lương, huyện Bình Chánh) đến cầu Phú Hữu (quận 9).hiện còn gần 13 km với ba trong số bốn đoạn đang chờ tìm chủ đầu tư, một đoạn đã có chủ đầu tư nhưng tiến độ thi công rất chậm.
Những khó khăn dự án vành đai 2 gặp phải
Khởi công từ cuối năm 2017, hiện nay tiến độ thi công đoạn 3 (từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa), quận Thủ Đức có chiều dài 2,75 km vẫn chậm vì công tác bàn giao mặt bằng chưa hoàn tất.
Trong khi tiến độ thi công đoạn 3 vẫn chậm mặc dù đã có nhà đầu tư thực hiện thì đến nay ba đoạn còn lại đi qua các quận 2, 9, Bình Tân, huyện Bình Chánh với chiều dài hơn 10 km vẫn chưa kêu gọi được nhà đầu tư.
Theo Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng quận 9, hiện nay trên địa bàn quận có 557 trường hợp thuộc diện giải tỏa, di dời để thực hiện dự án đường Vành đai 2 (đoạn 1), nhưng loay hoay từ năm 2010 đến nay vẫn chỉ dừng ở công tác xác định ranh mốc trên thực địa, còn nhiều vướng mắc liên quan đến ranh giới thu hồi đất dự án, nguồn vốn thực hiện và chủ đầu tư dự án
Tương tự, các quận Bình Tân, huyện Bình Chánh đã tiến hành xác định ranh mốc thực địa của dự án, nhưng thành phố chưa rót kinh phí đền bù và kêu gọi được chủ đầu tư cho nên địa phương vẫn đang chờ ngân sách để triển khai thực hiện.
Quy hoạch đoạn Vành Đai 2 qua Quận 9 và quận Thủ Đức
Dự án đường Vành đai 2 đi qua địa bàn quận 9 và quận Thủ Đức cụ thể là từ đường Võ Chí Công hướng về ngã tư Bình Thái, đi thẳng giao với đường Phạm Văn Đồng tại ngã ba Linh Đông, sau đó tiếp tục hướng về nút giao Gò Dưa. Toàn bộ đoạn đường kể trên hiện tại vẫn chưa thành hình.
Đoạn nối nút giao thông Bình Thái đến đường Phạm Văn Đồng trên có chiều dài là 1,989km.
Lợi ích đường vành đai 2
Đẩy mạnh tiến độ xây dựng các nhà máy, công ty trong Khu công nghệ cao. Hàng hóa từ Khu công nghệ cao có nhiều đường lựa chọn lên xuống cảng Cát Lái, Phú Hữu hoặc tỏa về miền Đông, miền Tây theo Vành đai 2 khép kín, thông suốt. Giảm tải số lượng phương tiện giao thông đi qua khu vực TP HCM mà không phải xuyên tâm thành phố.
Có thể bạn quan tâm: